Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm xe máy chuyên dùng là gì chưa? Và xe này có điểm gì khác cho với dòng xe cơ giới không? Hãy cùng muasieunhanh.com tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Nội Dung Bài Viết:
Xe máy chuyên dùng là gì?
Đây là những phương tiện xe máy được sử dụng trong các công trình thi công, hoặc được sử dụng trong lâm nghiệp và nông nghiệp hiện nay. Ngoài ra, còn bao gồm cả những phương tiện xe máy được sử dụng trong quân đội an ninh có tham gia vào giao thông đường bộ.
Tuy vậy, các loại xe máy chuyên dùng không tham gia giao thông nhiều và có mật độ xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày khá ít. Vì vậy loại xe này không được nhiều người biết đến.
Xe máy chuyên dùng gồm những loại nào?
Hiện nay, xe máy chuyên dùng được chia ra thành 3 nhóm sau đây:
– Nhóm xe máy thi công: Đây là các loại xe máy chuyên dùng trong thi công các công trình xây dựng, bao gồm các loại xe sau: Máy làm đất, máy đặt ống, máy thi công nền móng công trình, máy thi công mặt đường, …
– Nhóm xe máy chuyên dùng trong lâm nghiệp và nông nghiệp, bao gồm: xe máy kéo chuyên dùng bánh xích, xe máy kéo chuyên dùng bánh lốp.
– Nhóm xe máy chuyên dùng đặc chủng của công an – quân sự, quốc phòng – an ninh: Đây là dòng xe phân khối lớn được công an, quân đội sử dụng khi thi hành nhiệm vụ.
Cách phân biệt xe máy chuyên dùng với xe gắn máy và xe mô tô
Hiện nay, hầu như mọi người đều nhầm lẫn xe mô tơ, xe máy chuyên dùng và xe gắn máy với nhau, hoặc không thể phân biệt được chúng. Để phân biệt 3 loại xe này, chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm chính sau:
Xe máy chuyên dùng | Xe gắn máy | Xe mô tơ |
Các phương tiện xe máy được dùng trong lâm nghiệp, nông nghiệp; thi công xây dựng công trình; công an – quân sự. | Đây là phương tiện xe cơ giới có 2 – 3 bánh và có tốc độ di chuyển từ 50km/h trở xuống. Đối với những phương tiện xe cơ giới sử dụng động cơ nhiệt thì phải có dung tích xi lanh dưới 50cm3. | Đây là những phương tiện xe cơ giới có 2 – 3 bánh, hoặc các loại xe khác tham gia giao thông có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên và trọng lượng lần lượt là 400kg cho phương tiện xe cơ giới 2 bánh và từ 350 kg đến 500 kg cho những phương tiện xe cơ giới 3 bánh (không bao gồm xe gắn máy). |
Các điều kiện khi điều khiển xe máy chuyên dùng
Theo khoản 1 Điều 62 của Luật giao thông đường bộ năm 2008. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải phù hợp các điều kiện sau:
- Độ tuổi
- Sức khỏe phù hợp với ngành nghề mà họ lao động.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức đầy đủ về luật giao thông đường bộ.
- Có bằng hoặc có chứng chỉ điều khiển do cơ sở đào tạo xe chuyên dùng cấp.
Bên cạnh đó, tại Khoản 8 Thông tư số 09/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 có ghi. Trong trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng đã có giấy phép lái xe ô tô thì giấy phép này có thể thay thế cho Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Ngoài ra, khi điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ nhỏ hơn 70km/h thì bạn sẽ không được đi vào đường cao tốc. Trừ khi là phục vụ cho việc quản lý hoặc bảo trì đường cao tốc. Nếu vi phạm, bạn sẽ bị phạt từ 5 – 7 triệu đồng, bị tước giấy phép lái xe và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trong vòng từ 1 – 3 tháng.
Quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng
Theo danh mục xe máy chuyên dùng phải đăng ký thì mới có thể sử dụng hợp pháp. Các loại giấy tờ để xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng bao gồm:
- Hợp đồng mua bán, cho tặng hoặc văn bản thừa kế theo như quy định của pháp luật.
- Hóa đơn bán hàng cần có theo quy định của Bộ Tài chính.
- Văn bản của các cấp có thẩm quyền đồng ý thanh lý xe theo như quy định của pháp luật.
- Văn bản của bên cho thuê tài chính đồng ý cho bên thuê xe được quyền đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Quyết định tiếp nhận viện trợ của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Quyết định xuất, bán hàng dự trữ quốc gia của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Và trong quá trình sử dụng sẽ kiểm định xe máy chuyên dùng thường xuyên. Sẽ có một danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ loại xe máy chuyên dùng là gì và cách phân biệt nó với xe gắn máy, xe mô tô hoặc xe máy chuyên dùng đi phượt.