Xe máy bị bó thắng – Nguyên nhân và cách sửa chữa

Xe máy dắt bị nặng bởi thắng sau bị kẹt cứng

Xe máy bị bó thắng sau là một trong những tình trạng thường thấy ở xe sau một thời gian dài sử dụng. Kẹt thắng xe gây ra khá nhiều phiền toái cũng như có thể gây tai nạn cho chủ xe. Vậy hãy cùng muasieunhanh.com tìm hiểu cách sửa thắng sau xe máy không còn bị kẹt thông qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu cho thấy xe máy bị bó thắng sau

Hiện tượng xe máy bị kẹt thắng sau dễ dẫn tới nhiều tác hại. Thông thường, chúng ta rất dễ dàng để nhận biết lỗi này ở xe máy bởi kẹt thắng có tác động tới chiếc xe máy của bạn khi đang di chuyển:

  • Xe máy dắt bị nặng hơn bình thường như thể có ai đó đang bóp thắng.
Xe máy dắt bị nặng bởi thắng sau bị kẹt cứng
Xe máy dắt bị nặng bởi thắng sau bị kẹt cứng
  • Rồi bị trượt ở vùng bánh sau của xe và rất khó để di chuyển xe.
  • Có nhiều trường hợp xe bị đứng hẳn không thể di chuyển, dù có dắt bộ nhưng bánh xe vẫn không hoạt động.

Do việc sử dụng xe quá lâu nhưng không bảo dưỡng nên xe dễ bị bó thắng. Nhiều người di chuyển nếu không vững tay lái rất có thể dễ bị ngã xe bất cứ lúc nào.

Đa phần dấu hiệu đặc trưng của tình trạng xe máy bị bó thắng sau được liệt kê ở trên và có liên quan tới vùng thắng xe. Nếu gặp phải những biểu hiện như trên, chủ xe cần mang xe tới tiệm sửa chữa, bảo dưỡng để khắc phục hoặc có thể tự sửa chữa tại nhà nếu có tay nghề.

Nguyên nhân khiến xe máy bị bó thắng?

Có khá nhiều nguyên nhân khiến xe máy bị bó cứng thắng sau, nhưng có một điểm chung là đều mang lại sự khó chịu cũng như mất an toàn khi sử dụng xe với điều kiện này.

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng xe máy bị kẹt thắng:

Xe máy bị bó thắng sau do má phanh xe bị mòn

Má phanh xe bị mòn là nguyên nhân thường gặp nhất khiến phanh đĩa xe máy bị bó cứng. Khi má phanh bị mòn quá mức, lúc này, nếu người lái phanh sẽ khiến piston phanh bị đẩy ra không thể hồi trở về vị trí cũ và ghì chặt lấy trống phanh hoặc đĩa phanh làm cho phanh xe bị bó cứng.

Má phanh xe bị mòn khiến xe bị bó thắng
Má phanh xe bị mòn khiến xe bị bó thắng

Xe máy bị kẹt thắng sau do dầu phanh bị hút ẩm

Dầu phanh bị hút ẩm là nguyên nhân phổ biến khiến xe máy bị bó thắng sau. Bởi dầu phanh có tính hút ẩm nên mỗi khi hơi nước thâm nhập được vào không chỉ khiến dầu phanh bị biến chất mà còn làm các chi tiết bằng kim loại bị oxi hóa. Đồng thời, các cuppen phanh cũng sẽ bị trương nở khiến mặt piston và xi-lanh phanh bị oxi hóa. Lâu ngày sẽ dần gây ra hiện tượng phanh xe bị bó kẹt.

Dầu phanh xe bị xuống cấp do bị hút ẩm
Dầu phanh xe bị xuống cấp do bị hút ẩm

Xe máy bị kẹt thắng do đĩa phanh bị biến dạng, cong vênh

Do việc di chuyển trên đường không may bị va chạm, té ngã dẫn tới đĩa phanh bị biến dạng hoặc cong vênh bởi các vật thể có sức sát thương lớn gây ra. Phần đĩa bị cong vênh hơn bình thường làm cho độ ma sát giữa má phanh có chiều hướng tăng, khiến cho xe khó di chuyển.

Xe máy bị kẹt thắng sau do những nguyên nhân khác

Khi rửa xe hay gặp mưa – xe bị ngập nước, lội nước,… khiến nước lọt vào phanh khiến má phanh bi nở tạo ra khe hở. Do hành trình bàn đạp phanh bị giảm nên khi phanh xe sẽ xảy ra tình trạng bó phanh tức thời. Còn đối với loại xe sử dụng phanh tang trống, khi má phanh bị ướt sẽ ép chặt vào trống phanh và gây ra tình trạng bó phanh.

Trường hợp khác là khi mang xe đi bảo dưỡng, chẳng may thợ sửa chữa xe chỉnh hành trình bàn đạp phanh quá nhỏ cũng sẽ dẫn đến việc má phanh luôn tì vào đĩa phanh hoặc trống phanh. Lúc này, nếu thực hiện phanh xe sẽ khiến phanh bị bó tức thời.

Bánh sau xe máy bị bó cứng có thể bởi thợ sửa chữa chưa làm đúng kỹ thuật
Bánh sau xe máy bị bó cứng có thể bởi thợ sửa chữa chưa làm đúng kỹ thuật

Ngoài ra, hành trình tự do không có cũng khiến thắng xe bị bó cứng. Cụ thể, lúc này, má phanh luôn tì vào đĩa phanh hoặc trống phanh dẫn tới má phanh bị mòn và gây ra tình trạng dính phanh khiến phanh bị bó.

Cách sửa chữa tình trạng xe máy bị bó thắng sau

Sau khi đã tìm hiểu những nguyên nhân và xác định xe máy của bạn bị kẹt thắng sau. Vậy tiếp sau đây hãy thử áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng này nhé.

Thay mới các bộ phận bị hư hỏng

Bạn sẽ cần phải thay mới bộ phận này nếu cuppen hay má phanh xe bị hỏng. Đây là phương pháp tối ưu nhất, cũng là phương pháp duy nhất nếu chiếc xe máy của bạn rơi vào trường hợp này. Nhưng bạn đừng lo bởi chi phí để thay mới bộ phận này khá rẻ.

Làm lại đĩa phanh mới cho xe

Nếu đĩa phanh xe của bạn bị cong vênh do tác động từ ngoại lực, bạn hãy đưa xe tới các trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng uy tín gần đó nhất để khắc phục tình trạng này. Còn nếu đĩa phanh bị biến dạng quá mức, bạn nên thay mới hoàn toàn để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành xe.

Vệ sinh đĩa phanh cho xe

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: tua vít dẹt, lục giác 5mm và 6mm để thuận lợi khi tháo phanh ra lau chùi. Nếu nguyên nhân khiến cho chiếc xe máy của bạn bị kẹt phanh là từ bụi bẩn hoặc khô dầu. Ngoài ra, bạn nên tra thêm dầu nhớt để giúp phanh được linh hoạt hơn. Việc vệ sinh này bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện ở nhà, sau khi vệ sinh xong hãy lắp lại như cũ là được.

Vệ sinh đĩa phanh giúp phanh xe tránh bị kẹt cứng
Vệ sinh đĩa phanh giúp phanh xe tránh bị kẹt cứng

Thay mới má phanh sau cho xe

Thắng sau xe máy của bạn không ăn hoặc bị kẹt cứng do má phanh bị hỏng, kém chất lượng thì bạn nên nghĩ tới chuyện thay thế cái mới.

Thay mới má phanh cho xe máy
Thay mới má phanh cho xe máy

Xem thêm:

Nếu có kinh nghiệm, bạn có thể tự tìm mua má phanh sau để thay mới cho xe của mình. Còn không thì bạn có thể mang xe đến các trung tâm sửa chữa gần đó. Đây là lỗi khá hay gặp nên bạn không nhất thiết phải cần thợ có tay nghề đặc biệt cao.

Lời Kết

Một số nguyên nhân cùng cách khắc phục tình trạng xe máy bị bó thắng sau vừa được chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Mong rằng qua đây bạn đã trang bị được cho mình một số kiến thức cơ bản để xử lý kịp thời lỗi kẹt thắng xe máy nếu gặp phải. Hãy luôn theo dõi muasieunhanh.com để biết thêm nhiều những thông tin hay và bổ ích, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *