Vô ngã là gì? Thuyết vô ngã trong phật giáo

Vô ngã là gì trong phật giáo?

Vô ngã là một trong những chủ thuyết cốt lõi của Phật giáo. Còn rất nhiều người chưa hiểu vô ngã là gì, cuộc sống vô ngã là gì, vô ngã tướng là gì, tình yêu vô ngã là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vô ngã trong bài viết này nhé!

Vô ngã là gì?

Khái niệm “vô ngã” trong cuốn Từ điển Phật học của tác giả Đoàn Trung Căn như sau: “Vô ngã là không có cái bản ngã, bản thể. Không nhận và không thấy được một thể nhất định; một cái tưởng, một cái dụng chủ thể như: vô nhân ngã, vô tự ngã, vô pháp ngã”. Hiểu một cách sâu hơn thì vô ngã là một cái thân ngũ uẩn đang tạm thời hòa hợp. Đối với mình, với người, với vạn vật, không chấp một thân thể trường tồn nhất định mà cho rằng một cái thân ngũ uẩn chỉ đang tạm thời hòa hợp.

Còn vô ngã trong Phật giáo đó là: Ngã chính là “ta”, “ngã” thiên về hàm ý là linh hồn hoặc chủ thể, còn “chủ” có quyền định đoạt, tự do, tự tại. Còn vô ngã có nghĩa đen là “không có ta”, có nghĩa là coi như ta không tồn tại. Còn theo nghĩa bóng vô ngã là cách con người “vô tự tính”, con người coi mọi thứ không phải là của ta. Tuy nhiên cách hiểu theo nghĩa đen lại không phải là những gì mà Đức Phật chỉ dạy, Đức phật muốn dạy những gì được giải thích trong nghĩa bóng.

Vô ngã là gì trong phật giáo?
Vô ngã là gì trong phật giáo?

Vô ngã và vô thường trong giáo lý nhà Phật chính là khổ Tam pháp ấn. Vô ngã được dùng để con người lên được cõi niết bàn, cũng chính là yếu tố quan trọng để phát triển tâm trí.

Vô ngã tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, vô ngã là selfless.

Vô thường và vô ngã là gì?

Vô thường và vô ngã cũng là một giáo lý trong Phật giáo. Vậy nghĩa của từ vô thường khổ vô ngã là gì? Vô thường là sự biến chuyển, vận động không ngừng của vạn vật, không có gì là trường tồn mãi mãi. Vậy nên Đức Phật đã dạy “vô ngã vô thường”, nhắn nhủ đến con người hãy gạt bỏ đi cái tôi của bản thân, mọi thứ trên đời này không có gì là mãi mãi cả. 

Trong Phật giáo, vô ngã được coi là 1 học thuyết căn bản, nền tảng, nói về sự lột xác của con người khỏi cái bản ngã tham-sân-si, dẫn đến những bất hạnh, đau khổ, sinh tử – luân hồi của kiếp người. Những khổ hạnh này đều là do bản ngã mà ra, càng chấp nhiều thì ta càng vướng vào khổ đau. Tu tập để đạt được đến cảnh vô ngã thì mới bớt được đau khổ.

Làm thế nào để vô ngã?
Làm thế nào để vô ngã?

Các thông tin khác về vô ngã

Tuệ giác vô ngã là gì?

Vô ngã là tuệ giác, là chứng nhận sự thật chứ không phải để hiểu, nhận thức. Vì thế, nếu triển khai về lý thuyết vô ngã đại như “giả có, duyên sanh, không thực thể….” cũng chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng mà thôi. 

Vô minh vô ngã là gì?

Cứu cánh của Phật giáo đó là sự giác ngộ, phương tiện giúp ta Giác Ngộ là trí tuệ, đối nghịch với trí tuệ đó là vô minh. Vì vậy muốn đạt được giác ngộ thì ta phải loại trừ được vô minh. Vô minh mang lại khổ đau, còn giác ngộ thì mang lại sự giải thoát. Trí tuệ chính là liều thuốc để hóa giải vô minh, nghĩa là loại bỏ khổ đau. 

Tâm vô thường quán pháp vô ngã là gì?

Thực hành vô ngã là gì?
Thực hành vô ngã là gì?

Xem thêm:

Pháp là tất cả mọi sự thật ở trên vũ trụ, từ các vật hữu hình cho đến các vật vô hình, tưởng tượng; còn ngã là tự tướng, là cái ngã riêng biệt. Quán pháp vô ngã có nghĩa là quan sát mọi vật trong vũ trụ không có sự riêng biệt, rồi từ đó sinh ra quý trọng, khinh rẻ, tranh chấp… Tất cả đều là nhân duyên hòa hợp, hết nhân duyên thì tan rã. Tất cả các pháp đều làm nhân duyên cho nhau chứ không có tự tướng. Không có tự tướng tức nghĩa là vô ngã.

Pháp này giúp chúng ta không bị hoàn cảnh chi phối, bởi biết mọi thứ đều giả tạm nên đâu cần phải tranh chấp, ích kỷ, hại người.

Vạn pháp vô ngã là gì?

Nói mình vô ngã (không có ta) thì dễ hiểu, còn nói vạn pháp vô ngã, pháp mà không có ta thì là sao? Thực chất câu đây là muốn nói các pháp không có tính cố định, không có thể cố định, tùy theo tâm người mà nó hiện. Vì không cố định cho nên nói nó vô ngã, chứ không phải pháp vô ngã là pháp không có ta.

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu vô ngã là gì, các thuyết về vô ngã trong Phật giáo. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *