Uat là gì? Các loại user acceptance test là gì?

Uat là gì?

Kiểm thử là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất phần mềm. Nó giúp doanh nghiệp xác định mức độ hài lòng của khách hàng đối với phần mềm đó về cả thiết kế và cách hoạt động. Vậy kiểm thử chấp nhận – uat là gì? Có những loại user acceptance test nào? Hãy tìm hiểu cùng muasieunhanh qua bài viết dưới đây nhé!  

Test uat là gì?

Uat là viết tắt của từ user acceptance test. Uat có nghĩa là kiểm thử chấp nhận. Đây là một loại kiểm thử được thực hiện bởi khách hàng hay người tiêu dùng cuối cùng nhằm xác nhận phần mềm đã hoạt động đúng như mong đợi của người dùng hay chưa.

Uat là gì?
Uat là gì?

Kiểm thử chấp nhận thường được thực hiện ở khâu cuối cùng của kiểm thử, trước khi phần mềm được bàn giao cho khách hàng và chính thức khởi chạy.

Mục đích của uat là kiểm tra sản phẩm phần mềm để đưa nó tới release. Môi trường kiểm thử chấp nhận hoàn toàn khác so với môi trường DEV và QA (Cụ thể sẽ được nói tới ở phần sau).

Môi trường uat là gì?

Môi trường kiểm thử chấp nhận hay môi trường uat là nơi người dùng doanh nghiệp (user business) thực hiện hoạt động kiểm tra. Quá trình kiểm tra này được thực hiện sau khi kiểm tra hệ thống đã hoàn tất.

Môi trường UAT là gì? Môi trường UAT khác với DEV và QA
Môi trường UAT là gì? Môi trường UAT khác với DEV và QA

Xem thêm:

Trong môi trường uat, đội ngũ QA thường không được phép truy cập vào môi trường này. Trừ khi, trong một số trường hợp, khách hàng doanh nghiệp cần tới sự giúp đỡ của QA thì họ mới được phép tiếp cận tạm thời với môi trường uat.

Tại sao cần phải test uat?

Test uat là hoạt động quan trọng và cần thiết trong quá trình sản xuất phần mềm, chủ yếu bởi hai lý do sau:

Thứ nhất, kiểm thử chấp nhận – uat giúp kiểm tra lại phần mềm đã được thiết kế cũng như vận hành đúng theo nhu cầu và thỏa thuận của khách hàng doanh nghiệp hay chưa. 

Vì những nhà phát triển phần mềm thường dựa theo tài liệu yêu cầu từ khách hàng và chuyên môn của họ để xây dựng nên phần mềm. Đôi khi, mặc dù phần mềm rất tốt nhưng có vài chi tiết lại không đúng với những gì khách hàng mong đợi. 

Do đó, quá trình này giúp hai bên thống nhất lại thỏa thuận như trước đó và tiến tới điều chỉnh phần mềm sao cho đúng với mong muốn của khách hàng.

Vì sao cần thực hiện uat?
Vì sao cần thực hiện uat?

Thứ hai, nếu như không có kiểm thử chấp nhận thì các yêu cầu thay đổi từ khách hàng trong quá trình làm dự án có thể không được truyền đạt chính xác tới nhà phát triển. Vì thế, hai bên sẽ không đạt được kết quả như đã đề ra ban đầu.

Các loại user acceptance test là gì?

Có 6 loại user acceptance được liệt kê ở dưới đây:

Alpha & Beta testing

Alpha testing được diễn ra trong môi trường phát triển và được thực hiện bởi nhân viên nội bộ hoặc người dùng tiềm năng với sản phẩm. Qua kết quả của alpha testing: Bao gồm phản hồi từ những người tham gia thử nghiệm, nhà phát triển phần mềm sẽ tiến hành điều chỉnh và khắc phục các vấn đề được phản ánh.

Beta testing (Thử nghiệm lĩnh vực của wap – giao thức ứng dụng không dây): Diễn ra trong môi trường kiểm thử của khách hàng doanh nghiệp, nội dung của loại kiểm thử này xoay quanh một số thử nghiệm rộng rãi của một nhóm khách hàng sử dụng hệ thống trong môi trường của họ. 

Tương tự như alpha testing, những phản hồi từ người tham gia thử nghiệm của beta testing sẽ được ghi nhận để cải tiến sản phẩm.

Usersnap

Usersnap là một phương án lý tưởng để yêu cầu những người tham gia kiểm tra alpha và beta testing phản hồi thông tin. Nhờ giải pháp này, các phản hồi định tính từ người tham gia sẽ được thu thập và phân tích tốt hơn.

Ở chiều ngược lại, usersnap khá thân thiện với người dùng khi cho phép họ cung cấp thông tin chỉ bằng thao tác đơn giản là vẽ lên màn hình.

Contract Acceptance Testing

Contract Acceptance Testing có nghĩa là kiểm tra chấp nhận hợp đồng. Ở loại uat này, phần mềm sẽ được kiểm tra các thông số kỹ thuật và tiêu chí đã được đặt ra trước đó nhằm xác định sự phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng.

Regulation Acceptance Testing

Regulation Acceptance Testing – Kiểm tra chấp nhận quy định là việc kiểm tra xem phần mềm có tuân thủ các quy định của pháp luật hay không, có đảm bảo được tính pháp lý hay không.

Operational acceptance testing

Operational Readiness Testing là thử nghiệm sẵn sàng hoạt động. Loại kiểm thử này giúp đảm bảo các yếu tố rằng, phần mềm đã sẵn sàng đi vào hoạt động, vận hành. 

Nội dung của thử nghiệm sẵn sàng hoạt động bao gồm: Quy trình công việc cho kế hoạch dự phòng, đào tạo người dùng, hoạt động bảo trì và kiểm tra tính bảo mật phần mềm.

Black Box Testing

Black box testing – Kiểm thử hộp đen vẫn được xem là một loại kiểm thử chấp nhận người dùng, mặc dù nó thường được phân loại vào kiểm tra chức năng hơn. Đây là một loại phương pháp giúp phân tích các chức năng bên trong phần mềm nhưng không thể quan sát được mã code bên trong.

Trong loại kiểm thử chấp nhận này, người dùng sẽ không thể nhận dạng được bất cứ dòng code cụ thể nào nhưng vẫn biết được những yêu cầu nào mà phần mềm đã đáp ứng được.

Các bước thực hiện uat

Tổng cộng có 7 bước để thực hiện quá trình kiểm thử chấp nhận như sau:

Các bước thực hiện uat
Các bước thực hiện uat

Bước 1: Phân tích các yêu cầu nghiệp vụ của phần mềm.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm thử chấp nhận – uat.

Bước 3: Xác định kịch bản cho những tình huống kiểm thử.

Bước 4: Tạo ra các trường hợp kiểm tra uat.

Bước 5: Chuẩn bị data test.

Bước 6: Thực hiện quá trình kiểm thử chấp nhận.

Bước 7: Ghi nhận kết quả. Từ đó, xác định chức năng của sản phẩm.

Ai là người thực hiện uat?

Người thực hiện uat sẽ là khách hàng doanh nghiệp hoặc là người dùng cuối. Cụ thể, họ có thể là nhân viên của một tổ chức, nhà cung cấp hoặc chính khách hàng của doanh nghiệp. Vì thế, họ là người hiểu rất rõ về những mục đích, yêu cầu về sản phẩm mà doanh nghiệp họ mong muốn.

Khách hàng doanh nghiệp hoặc người dùng cuối là người thực hiện uat
Khách hàng doanh nghiệp hoặc người dùng cuối là người thực hiện uat

Những người thực hiện uat này hoàn toàn đủ điều kiện để kiểm tra hệ thống xem có mang lại lợi ích hay đáp ứng nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp họ hay không.

Những lưu ý khi thực hiện uat

Khi thực hiện kiểm thử chấp nhận, để quá trình diễn ra được tốt nhất thì chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Nên chuẩn bị kế hoạch uat càng sớm càng tốt.
  • Chuẩn bị các trường hợp (case) kiểm thử trước khi thực hiện uat để không bị động trong các tình huống.
  • Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm thử chấp nhận – uat một cách rõ ràng, chi tiết.
  • Thực hiện quá trình kiểm thử chấp nhận dựa trên kịch bản và dữ liệu thực tế.
  • Đặt mình vào vị trí của người dùng, sử dụng cái nhìn khách quan nhất mà không đặt nặng tinh thần của người phát triển ứng dụng. Bởi mục tiêu cuối cùng vẫn là phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
  • Thực hiện kiểm tra khả năng sử dụng.
  • Báo cáo kết quả và thực hiện cuộc họp, trao đổi trước khi quyết định phát hành sản phẩm.

So sánh uat (user acceptance test) với functional testing

Uat gồm 1 bộ các bước kiểm tra nhằm xác định xem tài liệu yêu cầu đã đúng với nhu cầu của khách hàng/ người dùng hay chưa. Nếu khách hàng và nhà cung cấp đã chấp nhận sản phẩm thì sẽ bắt đầu việc phát hành sản phẩm.

Còn functional testing liên quan tới việc kiểm tra các yêu cầu cụ thể và thông số kỹ thuật của phần mềm nhưng chỉ dựa trên góc độ chuyên môn mà không hề có sự đánh giá của người dùng. 

Loại kiểm tra này có thể xác định phần mềm đã đúng với thông số kỹ thuật của nó chưa nhưng lại không thể kết luận được về sự hài lòng của người dùng với nó.

Kết luận

Trên đây các nội dung liên quan tới câu hỏi: “uat là gì?”. Hy vọng qua bài viết mà muasieunhanh chia sẻ, các bạn đã hiểu được quá trình kiểm thử chấp nhận có những bước nào và sự phân loại của nó ra sao. Hãy truy cập muasieunhanh.com hàng ngày để nắm bắt thêm tin tức về công nghệ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *