Từ loại là lớp ngôn ngữ học được xác định bằng các hiện tượng cú pháp hoặc là các hiện tượng hình thái học của mục từ vựng trong câu nói. Theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn từ loại là gì và cách xác định từ loại trong tiếng Việt.
Nội Dung Bài Viết:
Từ loại là gì?
Từ loại là tập hợp các từ có thuộc tính giống nhau, có vai trò như nhau trong cấu trúc ngữ pháp và đôi khi nó còn có hình thái giống nhau.
Các từ loại trong tiếng Việt
Cách xác định từ loại rất đơn giản. Dưới đây là hệ thống từ loại tiếng Việt và cách nhận biết từ loại.
Danh từ
Danh từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, khái niệm, hiện tượng, đơn vị… Trong câu, danh từ thường có chức vụ làm chủ ngữ và vị ngữ.
Dấu hiệu nhận biết từ loại danh từ đó là:
- Thường đi sau các từ chỉ số lượng: một, hai, mọi, những, các,…
- Thường đứng trước các từ chỉ định: ấy, này, nọ, đó, kia, đấy,…
- Hiện tượng chuyển loại của từ, ví dụ: sự hi sinh, nỗi nhớ, cuộc chơi, niềm vui,…
- Thường làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
Động từ
Động từ là những từ dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của con người và sự vật. Động từ thường có vai trò làm vị ngữ trong câu.
Dấu hiệu nhận biết động từ:
- Thường đi kèm với các từ: chớ, sẽ, đã, đang, hãy, đừng….
- Làm vị ngữ trong câu và được dùng để biểu đạt trạng thái hoặc hành động của con người, sự vật.
Tính từ
Được dùng để miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hiện tượng. Tính từ thường miêu tả các đặc điểm bên ngoài như ngoại hình, kích thước, màu sắc, hình dáng,… hoặc đặc điểm bên trong như tính cách, đặc tính…
Dấu hiệu nhận biết tính từ:
- Đi kèm với các từ chỉ mức độ: Hơi, cực kỳ, rất, vô cùng, lắm…
- Bản chất của tính từ được dùng để mô tả đặc điểm bên ngoài, hình dáng, kích thước… và tính cách bên trong của sự vật, con người…
- Giữ vai trò làm vị ngữ.
Số từ
Số từ là những từ được dùng để chỉ số lượng, thứ tự của sự vật, sự việc. Số từ có 2 loại là số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự.
Lượng từ
Lượng từ là những từ chỉ số lượng ít hoặc nhiều của sự vật, sự việc. Có 2 loại lượng từ:
Nhóm mang ý nghĩa chỉ toàn thể: Các, toàn thể, toàn bộ, những…
Nhóm mang ý nghĩa chỉ tập hợp, phân phối: vài, mỗi, từng…
Phó từ
Phó từ là những từ đi kèm với động từ hoặc tính từ nhằm mục đích bổ sung ý cho động từ, tính từ đó.
Phó từ được chia thành 2 loại:
Đứng trước động từ và tính từ, làm rõ nghĩa liên quan đến trạng thái, đặc điểm được nêu ở tính từ, động từ về thời gian (sắp, đã từng,..); sự phủ định (không, chưa,..); mức độ (khá, rất,..); sự tiếp diễn (cũng, vẫn,…) và sự cầu khiến (đừng, hãy, chớ,…).
Phó từ đứng sau tính từ và động từ, bổ sung ý nghĩa về khả năng (có lẽ, có thể, được,…); kết quả (mất, đi, ra,…); mức độ (quá, lắm,…).
Đại từ
Đại từ là từ được dùng để chỉ người, hoạt động, sự vật,… hoặc để gọi đáp. Ngoài ra, nó còn thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ để tránh việc lặp lại từ ngữ.
Chỉ từ
Chỉ từ là những từ được dùng để chỉ sự vật nhằm xác định vị trí của nó trong một khoảng không gian hoặc là thời gian xác định.
Chỉ từ thường đóng vai trò là phụ ngữ cho danh từ/cụm danh từ.
Quan hệ từ
Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các mối quan hệ như tăng tiến, nhân quả, so sánh… Nó được dùng để nối các vế ở trong câu, nhằm thể hiện ra mối quan hệ giữa chúng.
Trợ từ
Trợ từ thường đi kèm với một số từ ngữ khác với mục đích nhấn mạnh hoặc là biểu thị sự đánh giá về sự vật, sự việc đang được nhắc đến.
Thán từ
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc là dùng để gọi đáp. Thông thường, thán từ đứng ở đầu câu. Có 2 loại thán từ:
Thán từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc: chao ôi, ôi, than ôi…
Thán từ để gọi đáp: vâng, dạ,…
Tình thái từ
Tình thái từ là những từ được thêm vào trong câu để tạo thành câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán… hoặc để biểu thị cảm xúc, sắc thái tình cảm của người nói. Đó là các từ như: với, thay, hử, à, chăng, chứ, nào, đi, sao, nhé, ạ, vậy, cơ,…
Trạng từ
Trạng từ là những từ cung cấp thêm thông tin cho câu về nơi chốn, thời gian, địa điểm, cách thức, mức độ,….
Bài tập về từ loại tiếng Việt
Để ôn tập về từ loại ở lớp 5 tốt hơn, chúng ta hãy giải một số bài tập sau:
Xem thêm:
Bài 1: Sắp xếp các từ dưới đây vào các nhóm cụ thể: Điều trị, sợ hãi, sức khỏe, dịu dàng, đèn điện, học, bạn bè, nhanh nhẹn, chua, sợ sệt, dịch bệnh, rửa tay, mênh mông.
Lời giải:
Danh từ: Đèn điện, dịch bệnh, sức khỏe,bạn bè
Động từ: Học, điều trị, sợ sệt, rửa tay
Tính từ: Mênh mông, dịu dàng, sợ hãi, chua, nhanh nhẹn.
Bài 2: Xác định từ loại trong các từ in đậm:
Cô ấy đang suy nghĩ.
Những suy nghĩ của anh ấy rất đột phá.
Anh ấy bước chân nhẹ nhàng trên cánh đồng.
Anh ấy sẽ kết luận sau.
Anh ấy mơ ước nhiều điều
Lời giải:
Động từ
Danh từ
Động từ
Động từ
Động từ
Trên đây những thông tin giải đáp từ loại là gì và các từ loại thường gặp trong tiếng Việt. Bạn hãy cố gắng nắm vững và vận dụng chúng thật tốt nhé.