Hiện nay tiếng lóng được sử dụng trên mạng xã hội và cuộc sống rất nhiều. Tại sao tiếng lóng lại được sử dụng nhiều như vậy. Hãy theo dõi bài viết này để hiểu rõ tiếng lóng là gì và cách nói tiếng lóng.
Nội Dung Bài Viết:
Tiếng lóng là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt năm 1986 của Viện ngôn ngữ Việt Nam: “Tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, nhằm chỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi”.
Tiếng lóng là ngôn ngữ biến thể và được sáng tạo dựa theo một ngôn ngữ có sẵn nào đó. Ở Việt Nam, tiếng lóng vô cùng đa dạng bởi ngoài các loại tiếng lóng tiếng Việt, tiếng Hán còn xuất hiện thêm các tiếng lóng Anh – Mỹ.
Tiếng lóng hay từ lóng là một dạng ngôn ngữ không chính thức, nhưng thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Chúng không được công nhận, chỉ được những người nói ngầm hiểu với nhau. Đối với ngôn ngữ này, chỉ những người trong một nhóm nhất định mới hiểu rõ. Tiếng lóng thường không mang nghĩa đen (nghĩa trực tiếp) mà thường mang nghĩa bóng (nghĩa tượng trưng).
Cách nói tiếng lóng mới ở Việt Nam nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt. Hiện nay, nó không chỉ được dùng với ý nghĩa che dấu thông tin mà còn được dùng để ám chỉ những thứ thô tục, khiếm nhã.
Tiếng lóng trên mạng trên mạng rất phổ biến, đặc biệt của thế hệ 9x sử dụng rất nhiều. Dưới đây là ví dụ những câu tiếng lóng của giới trẻ Việt Nam.
Thả thính: Chỉ việc tán tỉnh, sử dụng những lời nói dễ nghe để lôi cuốn, hấp dẫn ai đó.
Gấu: Chỉ người yêu.
Bánh bèo: Chỉ những cô gái có tính cách điệu đà, thường làm nũng, hay mè nheo, đỏng đảnh và dễ khóc.
Cách nói tiếng lóng
Việc sử dụng tiếng lóng không hề xấu nhưng chúng ta cần biết cách dùng nó đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh cụ thể.
Với những tiếng lóng có yếu tố vùng miền, chúng ta có thể dùng nó khi giao tiếp, trò chuyện với người cùng quê hoặc những người hiểu được nó. Đây là một cách để giữ gìn bản sắc riêng biệt của mỗi vùng miền. Không nên sử dụng khi giao tiếp với người ở vùng khác hoặc khi nói, thuyết trình trước đám đông.
Ngoài ra, chúng ta cũng không nên dùng nó khi giao tiếp với người lớn tuổi hoặc trong những hoàn cảnh đòi hỏi tính trang nghiêm, trang trọng.
Dùng từ lóng không xấu nhưng chúng ta phải biết cách dùng sao cho phù hợp. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng tiếng lóng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt!
Một số tiếng lóng khác
Không chỉ trong tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung hay tiếng Hàn cũng đều có từ lóng. Cùng tìm hiểu một số từ tiếng lóng trong tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật nhé:
Tiếng lóng trong tiếng Anh là gì?
Bae: Viết tắt của từ “Before Anyone Else” dịch ra có nghĩa là trước bất kỳ ai khác. Bae được dùng để gọi một nhân vật quan trọng trong đời, thường là bạn đời, người yêu.
LUV: Là viết tắt của từ “love you very much”, có nghĩa là “yêu anh/em rất nhiều”.
Oops: có nghĩa như một sự cảm thán khi chúng ta vô tình phạm một lỗi gì đó.
Poor: có nghĩa là tội nghiệp một ai đó.
High: Chỉ trạng thái hưng phấn, phấn khích.
YOLO: Viết tắt của từ “You only live once”, có nghĩa là bạn chỉ sống một lần.
G9: Viết tắt của từ “good night”, dùng để chúc ai đó ngủ ngon.
Từ lóng trong tiếng Trung
Tiếng Trung cũng có một hệ thống từ lóng phong phú và được sử dụng rộng rãi trong tác phẩm văn hoá nghệ thuật và đời sống hằng ngày. Dưới đây là một số tiếng lóng trong tiếng Trung:
装逼 làm màu, sống ảo.
绿茶婊 nghĩa là Tuesday, trà xanh.
看热闹 nghĩa là hóng drama.
找茬 nghĩa là cà khịa.
中招 nghĩa là dính chưởng.
喝西北风 nghĩa là Hít khí trời để sống.
拍马屁 nghĩa là nịnh bợ, tâng bốc.
AA制 nghĩa là share tiền.
你行你上 nghĩa là Bạn giỏi thì làm đi.
么么哒 nghĩa là hôn một cái (đáng yêu).
卖萌 nghĩa là bán manh, tỏ vẻ dễ thương.
Từ lóng trong tiếng Nhật
超 (chou): siêu
めっちゃ (meccha): vô cùng/cực kỳ
半端ない (hanpa nai): điên rồ
マジで (maji de): thật không? (trong trường hợp sát nghĩa)
やばい (yabai): tuyệt vời/ thật sự tuyệt vời!
ムカつく (mukatsuku): khó chịu
うざい (uzai): phiền toái/phiền phức
キモい (kimoi): cảm xúc thô thiển, kinh tởm
Từ lóng trong tiếng Hàn
이학망 (i-hag-mang) viết tắt của cụm từ “이번 학기 망함” (i-beon hag-gi mang-ham), nghĩa là học kỳ này toang rồi.
스라밸 (seu-la-bael) viết tắt của cụm từ “스터디 앤드 라이프 밸런스” (seu-teo-di aen-deu la-i-peu bael-leon-seu). Là phiên âm của câu “study and life balance”, nghĩa là cân bằng giữa việc học và cuộc sống.
핑프 (ping-peu) viết tắt của cụm từ “핑거 프린세스” (ping-geo peu-lin-se-seu) hoặc là “핑거 프린스” (ping-geo peu-lin-seu). Là phiên âm của từ Finger Princess và Finger Prince, chỉ những người lười biếng, ngón tay cũng không muốn nhúc nhích.
인싸 (in-ssa) viết tắt từ phiên âm tiếng của từ “insider”. Chỉ những người có quan hệ rộng, hòa đồng với mọi người, luôn bắt kịp xu hướng mới.
Từ lóng trong chứng khoán
Tuột quần: Mã chứng khoán đang bị mất giá, đi xuống.
Cởi trần: Mã chứng khoán đang đi lên chạm trần, tăng tối đa.
Kẹp trym: Người đầu cơ giá lên nhưng lại gặp phải tình trạng “tuột quần” nên đã bị “kẹp trym”.
Tiếng lóng LGBT là gì?
Xem thêm:
Tiếng lóng LGBT chính là tập hợp những tiếng lóng được sử dụng trong cộng đồng LGBT. Đây là một cộng đồng có nhiều tiếng lóng nhất, bởi các vấn đề này khá nhạy cảm nên họ sử dụng rất nhiều tiếng lóng. Một số tiếng lóng tiêu biểu của cộng đồng LGBT như:
Diva: Gọi những chàng trai đồng tính có phong thái cao ngạo, tự tin. Từ này cũng được dùng để biểu đạt sự ngưỡng mộ cái đẹp.
429: Khi nhìn vào bàn phím của điện thoại Nokia bạn sẽ thấy, 4 = G, 2 = A, 9 = Y. GAY là từ dùng để chỉ người đồng tính luyến ái nam.
Bede: Bede bắt nguồn từ “pederasty” nói về những người đồng tính. Từ này còn bị lạm dụng để gọi những người con trai có cách ăn mặc và tính cách giống phụ nữ.
Mixed Marriage: Từ lóng dùng để gọi cuộc hôn nhân giữa một người đồng tính nam lấy vợ (con gái thực thụ).
Sushi: Chỉ các cô gái đồng tính Châu Á.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ một số tiếng lóng phổ biến trong cộng đồng LGBT và tiếng lóng là gì. Hãy sử dụng chúng một cách phù hợp và đúng ngữ cảnh nhé!