Tia UV là gì? Có ở đâu? Tác hại của tia UV đối với con người

Tia UV có trong ánh nắng mặt trời

Tia UV trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D rất tốt. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc tia UV trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy tia UV là gì mà chúng có tác hại nguy hiểm đến vậy? Trong bài viết hôm nay, muasieunhanh.com sẽ giúp bạn làm rõ!

Tia UV là gì?

Tia UV (tên đầy đủ là Ultraviolet), hay còn được gọi là tia cực tím, tia tử ngoại. Đây là một sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy và dài hơn bước sóng của tia X.

Trong phổ của tia tử ngoại có thể chia ra làm 2 vùng chính là: Vùng tử ngoại gần với bước sóng từ 380nm – 200nm và vùng tử ngoại xa với bước sóng từ 200nm – 100nm (nanomet).

tia uv là gì

Tia UV có ở đâu? Có mấy loại?

Tia UV có ở đâu?

Mặt trời sẽ tỏa ra 3 loại tia tử ngoại chính là: UVA, UVB và UVC; Vì vậy tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, theo lý thuyết thì đến 95% tia tử cực tím chiếu đến mặt đất là tia UVA; Tia UVB chỉ chiếu một phần nhỏ và tia UVC sẽ bị tầng ozon hấp thụ lại.

Ngoài ánh sáng mặt trời, tia cực tím còn phát ra trong những hang mỏ khai thác khoáng sản,…

Tia UV có trong ánh nắng mặt trời
Tia UV có trong ánh nắng mặt trời

Chúng ta không thể nhìn thấy tia cực tím bằng mắt thường. Bởi trong dải quang phổ, màu tím là ánh sáng có bước sóng ngắn nhất nên mắt thường nhìn thấy được. Còn tia UV có bước sóng dài nên mắt thường không thể cảm nhận được.

Tuy nhiên, một số loài như bò sát, chim, côn trùng,… vẫn có thể nhìn thấy được tia cực tím. Một số hoa quả, trái cây hay các loại hạt nhìn trong môi trường có tia cực tím trông sặc sỡ hơn khi nhìn trong ánh sáng thường. Do vậy mà hấp dẫn được nhiều côn trùng và chim.

Vậy tia UV có thể xuyên qua những gì? Tia cực tím có thể xuyên qua mây mù, sương, cửa kính, rèm cửa,… nhưng không thể xuyên qua bê tông. Khi chiếu đến bề mặt bê tông, mặt đường,… sẽ bị phản chiếu lại.

Như đã giới thiệu ở trên bức xạ tia UV được chia ra làm 3 nhóm chính, gồm có:

Tia UVA

  • Là tia tử ngoại có bước sóng dài từ 320nm – 400nm.
  • Có khả năng xuyên qua tầng ozon, không khí và mây mù. Vì vậy 95% ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất là tia UVA.
  • UVA có năng lượng thấp nhất trong các tia UV. Nhưng chúng cũng là nguyên nhân làm đứt gãy các sợi collagen, elestin trong hạ bì da, làm mất độ đàn hồi của da, gây nên hiện tượng lão hóa da, da nhăn nheo.

Tia UVB

  • Là tia tử ngoại có bước sóng trung bình từ 290nm – 320nm
  • So với tia UVA thì UVB có năng lượng cao hơn và chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 3% trong số các tia mà mặt trời tỏa ra và đi xuống mặt đất.
  • Các bức xạ của chúng chỉ một phần đi qua khí quyển và tầng ozon.
  • Tia UVB là nguyên nhân gây nên hiện tượng say nắng, làm da đen sạm, cháy nắng, bạc màu da, xuất hiện các vết nhăn, làm tăng nguy cơ bị ung thư da,…
  • UVB cũng là tác nhân gây ra các bệnh như: hạt kết giác mạc, viêm giác mạc,…

Tia UVC

  • Là tia có năng lượng cao nhất với bước sóng ngắn 290nm – 100nm
  • Tia UVC sẽ bị cản lại khi qua tầng Ozon, không thể chiếu xuống mặt đất.
  • Là tác nhân gây nên các bệnh như: ung thư da, rối loạn thị giác, mù lòa,…

Vậy các tia UV xuất hiện khi nào? Cường độ của nó phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý, mùa và thời gian trong ngày. Ở bán cầu Bắc, tia UVA xuất hiện mọi thời điểm trong ngày và hầu hết đều chạm mặt đất. Trong khi đó, tia UVB chỉ hoạt động mạnh từ tháng 4 đến tháng 10, và xuất hiện nhiều vào ban ngày từ 10h – 16h.

Các loại tia UV
Các loại tia UV

Lợi ích của tia UV

Tổng hợp vitamin D cho cơ thể

Đây là tác dụng lớn nhất của tia UV đối với con người. Vitamin D là một khoáng chất quan trọng, làm tăng khả năng hấp thu canxi, photpho, giúp cho xương và răng chắc khỏe hơn.

Vitamin D tồn tại dưới 2 dạng là D2 có trong thực vật và D3 được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn cần bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng việc ăn các thực phẩm như: cá, trứng, sữa, ngũ cốc,… và “tắm nắng” khoảng 1 giờ mỗi ngày từ 7h – 8h sáng để cơ thể tổng hợp vitamin D được tốt nhất.

Giúp khử trùng, tiệt trùng

Tia tử ngoại có khả năng giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus bằng cách xuyên qua màng tế bào, phá hủy ADN, ngăn cản quá trình tái sinh của chúng. Vì vậy, sử dụng tia UV để diệt khuẩn đang được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Nhất là trong thiết bị gia đình như: máy tiệt trùng tia UV Fatz, đèn UV, máy lọc nước…

Máy tiệt trùng UV Fatz có chức năng sấy khô
Máy tiệt trùng UV Fatz có chức năng sấy khô

Ứng dụng trong y học

Tia UV được ứng dụng để điều trị bệnh vảy nến, căn bệnh do tế bào da phát triển quá nhanh, gây ngứa và làm xuất hiện vảy. Khi điều trị, các bác sĩ sẽ dùng tia cực tím để ức chế sự phát triển của tế bào da, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Tia UV có tác hại gì?

Bên cạnh những tác dụng tích cực, tia UV cũng mang lại không ít tác hại cho cơ thể người. Vậy tia UV có hại như thế nào?

Gây đen da, cháy nắng

Các bức xạ UVB có khả năng xuyên một phần qua tầng ozon, làm rối loạn quá trình chuyển hóa sắc tố da Melanin khiến da trở nên sạm đen. Tiếp xúc lâu ngày trong thời gian dài gây nên hiện tượng cháy nắng.

Gây lão hóa da, hình thành các vết nhăn

Nếu để da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mà không có sự bảo vệ. Điều này sẽ khiến cho các tế bào da bị mài mòn, làm xuất hiện các vết thâm, nám da. Hơn nữa, tia UV còn là nguyên nhân làm đứt gãy các liên kết phân tử, góp phần làm đột biến cấu trúc của DNA, RNA, hạn chế quá trình tái tạo da, khiến da lão hóa nhanh hơn.

tia uv có tác hại gì
Làm lão hóa da là ảnh hưởng dễ nhìn thấy nhất

Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da

Bên cạnh các tác hại như làm đen, lão hóa da,… tia UV còn gây nên bệnh ung thư da. Nguyên nhân là do tia UV có khả năng phá hủy liên kết tế bào, gây ra các đột biến. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Hiện nay, do các lỗ thủng trên tầng ozon khiến cho tia UVC có khả năng lọt xuống mặt đất – tác nhân chính gây nên bệnh ung thư da.

Các bệnh về mắt

Tia tử ngoại có thể gây ra nhiều tác hại cho mắt nếu như không được bảo hộ cẩn thận. Ở mức cấp tính, có thể gây choáng, nhức mắt khi đi ngoài trời nắng gắt. Đặc biệt, khi nhìn ánh nắng phản chiếu trong thời gian dài từ 6 – 15 giờ. Thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác như: rối loạn thị lực, xuất hiện các quầng thâm bao quanh nguồn sáng, xuất hiện các dị vật trong mắt, chảy nước mắt,…

Tiếp xúc nhiều lần trong thời gian dài có thể gây nên các tổn thương mắt nghiêm trọng như: cườm mắt, suy hoại võng mạc, hạt kết giác mạc,… và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mù lòa.

Gây ra các tổn thương đến mắt
Gây ra các tổn thương đến mắt

Có thể thấy rằng, tia UV mang lại rất nhiều các tác hại tiêu cực cho cơ thể người. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngăn chặn các tác hại của chúng bằng các biện pháp như:

  • Thường xuyên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời.
  • Sử dụng các vật dụng bảo hộ như áo chống nắng, găng tay chống nắng, kính chống tia UV.
  • Không ở ngoài trời nắng quá lâu, nhất là những thời điểm tia tử ngoại đang có mức cao từ 11h – 15h mỗi ngày.
  • Ngoài ra, nếu như thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng kính để bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV từ màn hình máy tính.

Trên đây là các chia sẻ về tia UV và những tác hại nguy hiểm của chúng đối với sức khỏe con người. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có những biện pháp chủ động hơn để bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại mà tia UV mang lại.

3 Comments on “Tia UV là gì? Có ở đâu? Tác hại của tia UV đối với con người”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *