Thảo mai là gì? Những người như thế nào bị gọi là thảo mai?

Nguyệt thảo mai

Dù không có trong từ điển tiếng Việt, nhưng từ “thảo mai” được sử dụng ngày một nhiều. Thậm chí nó còn được nhắc đến nhiều hơn cả những từ có cùng lớp ý nghĩa. Vậy thảo mai là gì? Những người như thế nào thường bị gọi là thảo mai? Chúng ta hãy đi tìm hiểu.

Thảo mai là gì?

Để hiểu rõ thảo mai nghĩa là gì? Thì trước tiên, chúng ta hãy đi phân tích chữ “thảo” và chữ “mai”. Theo chữ Hán “thảo” có nghĩa là cỏ, loại cây nhỏ thấp, non nớt. Ngoài ra, thảo còn có ý nghĩa là thảo luận, hội thảo, bàn bạc. Còn chữ “mai” được dùng để chỉ lúc trời đất chuyển từ ban đêm sang ban ngày, ám chỉ sự thay đổi và di chuyển của đất trời.

Khi ghép lại thảo mai có nghĩa là cả một câu chuyện mới mẻ. Vì thế, có thể hiểu thảo mai là việc một người toàn nói về những câu chuyện lạ lẫm, mới mẻ, không ai biết đến và cũng không biết là có đáng tin hay không.

thảo mai là gì
Thảo mai được dùng để chỉ những cô gái giả tạo, không chung thực

Ngoài ra, thảo mai còn là tên của một vị thuốc trong Đông y. Loại quả này có hình dạng giống như quả tim gà, có màu đỏ, cùi mềm, nhiều nước, có vị chua ngọt và giàu dinh dưỡng. Được dùng để trị bệnh thiếu máu, táo bón, ho phế quản,…

Dù có hai ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau nhưng từ thảo mai vẫn được nhiều người biết đến để chỉ tính cách con người.

Xem thêm:

Nguồn gốc của thảo mai

Nguồn gốc của thảo mai cũng không thực sự rõ ràng, có rất nhiều giả thuyết được đưa ra. Nhưng giả thuyết được nhiều người chấp nhận nhất là cô gái có tên Thảo Mai trong câu ca dao sau:

Thảo Mai rao bán chỉ vàng, vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh

Cô gái miệng rao bán chỉ vàng nhưng thực chất lại là bán chỉ xanh. Vì vậy, ý nghĩa của câu ca dao này là để châm biếm những người thiếu trung thực, giả tạo trong lời nói và hành động.

Cũng có một giả thuyết khác cho rằng từ “Thảo Mai” là tên của một cô gái trong một tác phẩm nghệ thuật nào đó. Trong truyện, cô nàng Thảo Mai là người có đức tính giả tạo, lả lướt, gió chiều nào xoay chiều đấy. Do đó, nó trở thành tính từ, gắn với những người có những biểu hiện như vậy. Tuy nhiên, giả thuyết này chưa được kiểm chứng vì vậy không thực sự đáng tin cậy.

Một bộ phận khác lại cho rằng thảo mai bắt nguồn từ nhân vật Nguyệt trong bộ phim “Phía trước là bầu trời” được chiếu cách đây nhiều năm trước của đạo diễn Đỗ Thanh Hải. Sự thảo mai của cô Nguyệt đến từ pha thả thính “siêu kinh điển” khi bắt cá 3 anh cùng lúc. Hay là những cái liếc mắt đầy ngoa ngắt ẩn giấu sau nụ cười tươi rói như mặt trời khi mẹ của người yêu vô tình chặt cá làm bắn vào mình. Hoặc là sự đối lập giữa lời nói và hành động khi cô đối xử với con mèo nhà người yêu. Không hổ danh là “thánh thảo mai” trên giang hồ, mọi hành động, lời nói của Nguyệt đã khiến tất cả cư dân mạng đã phải “ngả mũ thán phục”.

Nguyệt thảo mai
Nguyệt – cô gái vàng trong làng thảo mai Việt Nam

Tóm lại, từ thảo mai được sử dụng phổ biến trong cuộc sống với nghĩa là ám chỉ những hành động giả tạo, không thành thực. Tuy nhiên, có những người lại sử dụng chúng với mục đích là trêu đùa. Vì vậy, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà có có cách hiểu cho chính xác nhất.

Đặc điểm của những người bị gọi là thảo mai

Thảo mai là từ dành riêng để nói hoặc đánh giá tính cách của phái đẹp. Người bị gọi là thảo mai sẽ có một số đặc điểm sau:

  • Những người nói một đằng nhưng hành động và những suy nghĩ trong lòng lại khác xa so với những lời đã nói ra.
  • Những bạn nữ bánh bèo, nhẹ nhàng, khéo ăn nói, dễ thương nhưng lại tỏ ra ở mức độ quá đà, hoặc là cố tình tỏ ra như vậy thì thường được đánh giá là thảo mai.
  • Những người thường tỏ ra thân thiện, yêu quý người đối diện, nhưng thật ra trong thâm tâm thì thì không hề quý mến gì người đó.
  • Thường xuyên tỏ ra quan tâm, khen ngợi, hâm mộ người khác nhưng đằng sau thì luôn tìm cách hãm hại, chơi xấu họ.
  • Luôn thân thiết với mọi người, chị em đi đâu cũng có nhau nhưng ở sau lưng thì lại nói xấu bạn bè với những người khác hoặc là luôn tìm cơ hội đâm sau lưng bạn bè.
Hãy cẩn thận với những người trước mặt thì tỏ ra quan tâm nhưng lại đâm sau lưng bạn 
Hãy cẩn thận với những người trước mặt thì tỏ ra quan tâm nhưng lại đâm sau lưng bạn
  • Thảo mai cũng được dùng để chỉ những người hay buôn bán gian lận, treo đầu dê bán thịt chó.
  • Thường tỏ ra đáng thương, yếu đuối để được ưu tiên.
  • Luôn tỏ ra là mình tốt bụng, luôn giúp đỡ bạn nhưng lại thường phán xét người khác ở sau lưng.

Những người thảo mai cũng thường rất khéo miệng, dễ lấy lòng người khác nên thường tạo được ấn tượng tốt trong lần đầu gặp gỡ. Tuy nhiên “cái kim lâu trong bọc cũng có ngày lòi ra”, dần dần họ sẽ lộ nguyên hình là người bất chấp tất cả, thường lợi dụng lòng tốt của người khác để mang lại lợi ích cho riêng mình.

Từ thảo mai nên sử dụng như thế nào cho đúng?

Thảo mai còn được đi kèm với một số từ để tạo thành cụm từ liên quan như nhìn thảo mai, giọng thảo mai, đồ thảo mai, trông thảo mai,… Nhưng dù thế nào thì nghĩa của từ thảo mai cũng không hề thay đổi.

Chính vì vậy bạn nên chú ý khi sử dụng từ này khi nói về người khác. Hãy xem xét mối quan hệ của bạn có đủ thân thiết hay không, bởi nếu bạn không dùng khéo thì có thể sẽ làm mất tình bạn. Vì thế, tùy từng môi trường và đối tượng tiếp xúc, bạn hãy quyết định có nên sử dụng từ thảo mai hay không.

Thảo mai có ảnh hưởng tới cuộc sống?

Ông bà ta có câu “giấy không gói được lửa”. Vì thế, dù bạn có thảo mai, giả tạo đến mức nào đi chăng nữa thì cũng sẽ có một lúc, con người thật của bạn sẽ bị lộ. Khi đó, bạn sẽ có một ấn tượng xấu trong mắt mọi người và khiến mọi người ngày càng xa cách mình hơn.

Các cô gái điệu đà, tiểu thư một chút sẽ rất dễ thương. Tuy nhiên không phải cái gì nhiều cũng đều là tốt. Bạn nên thể hiện sự nhẹ nhàng, điệu đà của mình ở mức độ vừa phải, có thể chấp nhận được. Khi đó, bạn vừa gây ấn tượng tốt với mọi người nhìn vừa không mất điểm trước mặt mọi người.

Hãy là chính mình, hãy thể hiện mọi thứ tự nhiên chứ đừng thảo mai
Hãy là chính mình, hãy thể hiện mọi thứ tự nhiên chứ đừng thảo mai

Những câu nói hay về người thảo mai

  • Đồng xu có hai mặt nhưng chỉ có một mệnh giá. Người có một mặt nhưng sao lại hai lòng.
  • Cứ làm ác quỷ mà sống thật với bản thân. Chứ đừng mang bộ mặt thiên thần mà tâm hồn dơ bẩn.
  • Người thảo mai nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên. Thì những lời chúc mừng của người đó chưa chắc đã đáng tin.
  • Đời thì bon chen, hối hả còn con người thì nhỏ nhen, giả tạo.
  • Người thật thà thường không khéo léo, dẻo miệng, kẻ giả tạo lại nói toàn điều hay.
  • Đừng tốt với ai quá khi chưa hiểu hết được con người của họ. Để không phải ngỡ ngàng khi họ tháo mặt nạ ra.
  • Bản chất của bạn mình đã thấu, hay là do bạn quá xấu, nên phải dùng mặt nạ để che giấu.
  • Lời nói dối thường không có chân, nhưng những tai tiếng thì lại có cánh.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ thảo mai là gì? Những người thảo mai thường có những đặc điểm gì. Không phải ai thảo mai cũng xấu nhưng bạn hãy tỉnh táo để không bị ngỡ ngàng khi họ “tháo mặt nạ”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *