Sự tích Táo Quân – ngày tết ông Công ông Táo là ngày nào?

sự tích táo quân

Hàng năm cứ đến 23 tháng Chạp Âm Lịch, nhà nhà người người lại chuẩn bị đồ cúng để tiễn Táo Quân về trời. Tuy được diễn ra hàng năm nhưng rất nhiều người chưa biết sự tích ngày tết ông Công ông Táo cũng như ý nghĩa của ngày này.

Sự tích ông Công ông Táo

Theo quan niệm từ xưa của cha ông ta, Thần Táo Quân bao gồm “2 ông 1 bà” được gọi chung là Táo Quân hoặc là ông Táo.

Gắn liền với quan niệm này đó là sự tích dân gian kể về gia đình Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con, Trọng Cao vì chuyện này mà cộc cằn và đánh vợ rồi đuổi vợ đi. Thị Nhi sau khi bỏ nhà đi đã tới xứ khác rồi gặp được Phạm Lang. Hai bên tâm đầu ý hợp rồi sau đó kết thành vợ chồng.

Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì lại ân hận và đã lên đường đi tìm kiếm vợ về. Nhưng ngày dài mà đường thì xa, Cao hết tiền hết gạo nên phải đi xin ăn dọc đường. Tới một ngày nọ, chàng ta xin ăn ở nhà của Thị Nhi. Đúng lúc này thì Phạm Lang đi vắng, Nhi nhận ra chồng cũ nên đã mời vào nhà cơm nước đầy đủ. Lúc sau Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao ở nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi đã bảo Trọng Cao ẩn mình trong đống rơm ngoài vườn.

Phạm Lang sau khi về nhà thì liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao ở bên trong không dám chui ra nên đã bị thiêu chết. Thị Nhi ở trong nhà chạy ra thì thấy Trọng Cao đã bị thiêu chết bởi sự sắp đặt của mình nên liền nhào vào trong đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang thì gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết cũng liền nhảy vào đống rơm đang cháy mà chết theo vợ.

sự tích táo quân
3 người sau đó đã được Ngọc Hoàng phong làm Táo Quân

Ngọc Hoàng biết việc thương tình 3 kẻ sống có nghĩa có tình nên đã phong cho 3 người làm Táo Quân, được gọi chung là: Định Phúc Táo Quân và mỗi người giữ một việc riêng:

  • Phạm Lang được làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu đó là: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
  • Trọng Cao thì được làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu đó là: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.
  • Thị Nhi thì làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu đó là: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Ý nghĩa

Người Việt quan niệm rằng ba vị Thần Táo là người định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này là do các việc làm đúng đạo lý của gia chủ và của những người trong nhà. Bàn thờ ông Công ông Táo thường được đặt gần bếp, trên sẽ có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, cứ đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời vì thế có nơi gọi ngày này là “Tết ông Công”. Trong lễ cúng sẽ có cá chép bởi người Việt cho rằng, ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời.

Ngoài ra người Việt ta cũng quan niệm rằng Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế các sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam sẽ làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn đó là ông Công ông Táo sẽ thưa những điều tốt đẹp nhất cho Ngọc Hoàng, còn những điều không may mắn hoặc là không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi. Việc làm này cũng do Văn hóa và các thói quen từ xa xưa truyền lại.

Vì thế, cứ đến ngày này nhà nhà lại chuẩn bị đồ cúng, cá chép để cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

tết ông công ông táo
23 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà lại sắm sửa đồ lễ cúng ông Công ông Táo

Tết ông Công ông Táo là ngày nào? Cần làm những gì?

Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Theo các chuyên gia phong thuỷ, thì lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi mà ông Táo bay về trời báo cáo với Ngọc Hoàng. Tức là bạn phải thực hiện lễ cúng trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Trong ngày này bạn cần phải chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo. Lễ vật gồm có ba bộ mã, một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà và hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông. Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm các loại vàng mã khác, hương, hoa, cau, trầu, oản. Mâm cỗ cần chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận.

Các đồ vàng mã và bài vị cũ sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo. Sau đó người ta sẽ lập một bài vị mới cho Táo Quân.

Người Việt còn cúng cá chép và sau đó đem chúng đi “phóng sinh”
Người Việt còn cúng cá chép và sau đó đem chúng đi “phóng sinh”

Trong ngày này, người dân cũng chuẩn bị thêm một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước và cúng cùng với các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong thì đem thả chúng xuống sông, ao, hồ. Hành động này có nghĩa là “phóng sinh”, dùng cá chép để đưa ông Táo về trời. Phong tục cúng cá chép này phổ biến ở miền Bắc là chính.

Ngoài ra, nhiều gia đình không chỉ phóng sinh cá chép mà nhiều nhà còn phóng sinh cả ốc, rùa,… hoặc các loại cá khác.

Tết ông Công ông Táo chính là một ngày lễ quan trọng, cận kề với Tết Nguyên Đán. Và đây cũng là một dịp để mọi người ở trong gia đình sum họp, cùng nhau chuẩn bị đón năm mới.

Xem thêm:

Hy vọng rằng, với những thông tin trên đây của chúng tôi đã phần nào giúp cho các bạn biết được sự tích, ý nghĩa Táo Quân và các việc cần làm trong ngày này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết trên cũng như các bài viết khác của Mua siêu nhanh.

2 Comments on “Sự tích Táo Quân – ngày tết ông Công ông Táo là ngày nào?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *