PR là gì? Các bước tạo nên chiến dịch public relation hoàn hảo

PR có nghĩa là gì?

Nhờ sự phát triển tiềm năng, cơ hội nghề nghiệp rộng mở, PR được đánh giá thuộc hàng “top” được nhiều người theo học. Vậy PR là gì? Hãy cùng muasieunhanh.com tìm hiểu lời giải đáp ngay qua bài viết này.

PR là gì? PR là viết tắt của từ gì?

PR là một từ được viết tắt trong tiếng Anh, đầy đủ là Public Relations. Vậy public relation là gì? Nếu dịch sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là quan hệ công chúng. Theo lý thuyết marketing là một kênh truyền thông, nó tạo mối quan hệ bền chặt giữa công ty với cộng đồng. 

Lý thuyết về học thuật PR hầu như là được du nhập từ nước ngoài. Nhưng nhiều người thường hiểu sai và lầm tưởng PR là hình thức quảng cáo hoặc là bán hàng trực tiếp. 

Thực chất, quan hệ công chúng là tạo ra một mối dây liên hệ liên tục và bền chặt với nhóm khách hàng của công ty và cộng đồng được hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Với sự liên hệ vô cùng liên tục và bền vững này, sản phẩm của công ty sẽ có một mạng lưới tiêu thụ, phản hồi và truyền thông hiệu quả, lâu dài. Ngoài ra, PR còn giúp công ty mở rộng thị trường và phòng vệ trước thông tin xấu một cách gián tiếp mà công cụ truyền thông khác không thể làm được.

PR có nghĩa là gì?
PR có nghĩa là gì?

PR gồm những gì?

Dựa trên phạm vi hoạt động và giao tiếp, PR được phân chia thành các loại hình chính như sau:

Truyền thông chiến lược: Chính là tuyên truyền các thông điệp phối hợp để tổ chức đạt được mục tiêu, thay vì phân phối thông tin cho một nhóm lợi ích riêng biệt. 

Quan hệ truyền thông: Chính là sử dụng các thông tin liên lạc để xây dựng mối quan hệ giữa tổ chức với công chúng. 

Quan hệ cộng đồng: Chính là việc xây dựng danh tiếng cho tổ chức ở cộng đồng địa phương của trụ sở tổ chức đó. 

Quan hệ nội bộ: Đây là loại hình quan trọng nhất trong tất cả các chiến lược PR, giúp nhân viên công ty cảm thấy hài lòng, được tôn trọng và tích cực đóng góp cho tổ chức hơn. 

Truyền thông về khủng hoảng: Đây là hình thức PR cần thiết trong các vụ việc kiện tụng, rắc rối của công ty mang tính tiêu cực, ví dụ như sản phẩm cần được thu hồi, các bê bối của nhân viên,… 

Truyền thông công vụ hay vận động hành lang: Có nghĩa là xây dựng mối quan hệ với chính phủ, với hiệp hội thương mại,… nhằm thay đổi một số điều khoản trong luật pháp hoặc định vị trong doanh nghiệp. 

Truyền thông trực tuyến và mạng xã hội: Đây là hình thức PR được áp dụng rộng rãi, có thể dùng để bảo vệ hoặc quảng bá danh tiếng của tổ chức.  

Truyền thông trên mạng xã hội được các công ty sử dụng vô cùng rộng rãi
Truyền thông trên mạng xã hội được các công ty sử dụng vô cùng rộng rãi

Các bước tạo nên chiến dịch PR hoàn hảo

Để chiến dịch PR đạt hiệu quả, bạn nên xây dựng kế hoạch PR theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Đây chính là bước quan trọng tạo tiền đề cho cả quá trình PR. Trong bước này, bạn cần xác định được mục đích và mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Bước 2: Xác định đối tượng

Cần xác định rõ đối tượng cụ thể với các tiêu chí về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… Qua đó xác định nhu cầu của nhóm đối tượng đó cùng với các thông điệp mà bạn muốn gửi đến họ.

Bước 3: Xây dựng chiến lược 

Chiến lược cụ thể được đưa ra cần phải phù hợp với mục tiêu và đối tượng đã xác định, phải được xây dựng trên cơ sở thảo luận, tổng hợp cũng như hoàn chỉnh ý kiến.

Bước 4: Xác định chiến thuật

Trong giai đoạn này, bạn cần xác định được thời điểm chín muồi, thích hợp để tung sản phẩm ra. Bên cạnh đó, bạn cần xác định các nguồn lực thực hiện chiến dịch như vật lực, nhân lực và các điều kiện khác để đảm bảo hoạt động đưa hình ảnh tốt đẹp của tổ chức, doanh nghiệp đến với công chúng.

Bước 5: Thiết lập ngân sách

Thiết lập ngân sách cần phải đáp ứng đủ chi phí và chi tiêu hợp lý trong từng giai đoạn của hoạt động. Từ đó, giảm thiểu rủi ro mà vẫn đảm bảo được hiệu của của chiến dịch.

Bước 6: Xây dựng kế hoạch hành động

Căn cứ vào mục tiêu, chiến thuật, đối tượng và các điều kiện đáp ứng chiến dịch, cần phải đưa ra được kế hoạch đầy đủ, chi tiết, hoàn chỉnh và khoa học. 

Bước 7: Đánh giá

7 bước tạo nên chiến dịch PR
7 bước tạo nên chiến dịch PR

Xem thêm:

Việc đánh giá này cần được thực hiện bởi cá nhân/nhóm và cấp trên. Việc đánh giá sẽ giúp người thực hiện tập hợp được các ý kiến, từ đó đúc rút ra các bài học đảm bảo bản kế hoạch đạt được hiệu quả cao nhất.

PR khác gì marketing?

PR và marketing là gì, chúng có gì khác nhau? Chúng ta hãy đi tìm hiểu.

Tiêu chí PR Quảng cáo
PR là việc tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp với cộng đồng. Quảng cáo là tuyên truyền, quảng bá để giới thiệu sản phẩm dịch vụ hoặc một ý tưởng… đến khách hàng.
Sức ảnh hưởng PR có sức ảnh hưởng lớn hơn, bởi các hoạt động PR cung cấp cho thị trường những kiến thức, thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm.  Quảng cáo có sức ảnh hưởng ít hơn bởi hoạt động này khiến công chúng có lý do để lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. 
Mức độ tin cậy của thông tin Các hoạt động PR mang lại  nhiều thông tin đáng tin cậy hơn. Quảng cáo chủ yếu truyền tải thông tin bằng hình ảnh và các thông điệp mang tính một chiều.
Chi phí Chi phí PR thấp hơn. Chi phí quảng cáo cao hơn.

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ PR là j, PR là chỉ số gì và có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân. Cám ơn bạn đọc đã dành thời gian để theo dõi bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *