Ppm là gì? Cách tính và đổi ppm sang mg/l

đổi ppm sang mg/l

Ppm là một cụm từ viết tắt thường được thấy trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu rõ ppm là gì? Cách tinh và cách đổi ppm sang mg/l? Vì thế, trong bài viết dưới đây muasieunhanh.com sẽ mang tới cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ các kiến thức về ppm.

Ppm là gì?

Theo đó, ppm là từ viết tắt của từ parts per million, có nghĩa là một phần triệu. Thường được dùng để đo những mật độ tương đối thấp. Thường chỉ tỷ lệ lượng của một chất ở trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa chất đó. Lượng ở đây có thể hiểu là khối lượng, thể tích, số hạt (số mol),… Tùy thuộc vào từng trường hợp. Khi dùng thì bạn chỉ cần nói rõ lượng là gì. Ví dụ, khí hiếm như heli thì sẽ phải có 1 triệu phân tử không khí mới có 1 phân tử heli.

Ngoài ý nghĩa là đơn vị đo thì ppm còn được hiểu với 2 nghĩa khác đó là: Định dạng tệp hình ảnh và dùng trong quảng cáo. Tuy nhiên, ppm được sử dụng trong đơn vị tính là phổ biến hơn cả và được sử dụng trong một số môn học liên quan.

ppm là gì
Ppm được dùng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau

Ngày nay đơn vị ppm được sử dụng khác rộng rãi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết về đơn vị này. Để xem nồng độ ppm là gì? chỉ số ppm là gì? chúng ta hãy đi tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Cách tính ppm

Trên thực tế thì việc xác định bằng đơn vị ppm đó là tính nồng độ của chất có trong dung dịch hoặc là đo lường nồng độ các thành phần hoá học của dung dịch nước.

Trong đó, nồng độ tan của 1 ppm ~ 1/1.000.000 (tức một phần triệu) dung dịch.

Từ đó, ta có các công thức tính nồng độ Cm và ppm như sau:

  • C(ppm) = 1 000 000 x m(chất tan) / (m dung dịch + chất tan).
  • C(ppm) = 1.000.000 x m dung dịch/m (tất cả đều có đơn vị là mg).
  • C (ppm) = m tan (mg)/ V (l).
đổi ppm sang mg/l
Bạn có thể chuyển đổi ppm sang mg/l

Đổi ppm sang mg/l

Cách chuyển đổi ppm sang mg/l như sau: Nồng độ C tính bằng phần triệu (ppm) sẽ bằng nồng độ C tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg) và bằng với 1000 lần nồng độ C tính bằng miligam trên lít (mg/l) rồi chia cho mật độ dung dịch p tính bằng kilogam trên mét khối (kg/m3). Phép tính như sau:

  • C (ppm) = C (mg/kg) = 1000 x C (mg/l)/P (kg/m3)

Trong dung dịch nước thì nồng độ C được tính bằng phần triệu ppm và bằng 1000 lần nồng độ C được tính bằng miligam trên lít (mg/l) chia cho mật độ dung dịch nước ở nhiệt độ 200C rồi chia cho 998,20271 kg/m3 và xấp xỉ bằng với nồng độ C tính bằng miligam trên lít. Phép tính như sau:

  • C (ppm) = 1000 x c (mg/l)/998,2071 (kg/m3) ≈ 1 (l/kg) x C (mg/l)

Ppm được dùng khi nào?

PPM là một đơn vị đo khối thể tích và khối lượng rất thấp. Chính vì thế nó chỉ được dùng để đo khí hiếm, kim loại cho các mật độ tương đối thấp. Vì thế, ta có thể dễ dàng tìm thấy ppm trong môn hóa học và các công việc liên quan đến hóa học, vật lý, điện tử, sinh học,… Ngoài ra, một số lĩnh vực khác mà ppm được sử dụng thường xuyên nữa đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, khí thải,…

Đo nồng độ TDS

Trong một số ngành nghề nếu như đòi hỏi phải tính xem tỷ lệ về lượng của một chất nào đó ở trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa nó ta sẽ dùng pmm. Và lượng ở đây có thể là số lượng hạt, khối lượng, thể tích hoặc là đặc tính nào đó, tùy vào hoàn cảnh. Đặc biệt, bạn còn gặp đơn vị PPM ở các thiết bị đo nồng độ TDS hoặc là trong các kết quả kiểm tra nồng độ chất rắn trong nước.

Đo sự dịch chuyển hóa học

Trong quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân thì sự dịch chuyển hóa học sẽ thường được biểu thị bằng ppm. Nó sẽ biểu thị sự khác biệt của tần số đo bằng phần triệu so với tần số tham chiếu. Còn tần số tham chiếu lại phụ thuộc vào phần tử được đo và từ trường của thiết bị. Nó thường biểu thị bằng NHz. Các dịch chuyển hóa học điển hình cũng hiếm khi nhiều hơn vài trăm Hz so với tần số tham chiếu. Vì thế, các dịch chuyển hóa học thường được thể hiện thuận tiện bằng ppm (hay Hz / MHz).

Ppm được dùng để đo sự dịch chuyển hóa học
Ppm được dùng để đo sự dịch chuyển hóa học

Các vấn đề khác

Ngoài hai ứng dụng trên, kí hiệu từng phần ppm còn có thể đề cập đến phần khối lượng, phần thể tích hoặc có thể là phần mol. Bởi bình thường các chỉ số này đều không nói lên rõ số lượng được sử dụng. Chính vì thế nên viết đơn vị là kg/kg, m3/m3, mol/mol,…

Theo đó, để phân biệt khối lượng với phần mol hoặc phần khối lượng thì chữ W đôi khi sẽ được thêm vào chữ viết tắt. Ví dụ như: PPMW, PPBW,… Và trong đó, W sẽ là chữ viết tắt của trọng lượng.

Việc sử dụng ký hiệu từng phần ppm nói chung khá là cố định trong hầu hết các ngành khoa học cụ thể. Chính vì thế, một số nhà nghiên cứu thường xuyên sử dụng các đơn vị riêng của họ, ví dụ như mol/mol, volume/volume,… hoặc là rất nhiều đơn vị khác nhau.

Ví dụ cách tính như sau: Có một doanh nghiệp sản xuất được 1,3 triệu sản phẩm. Trong đó có tới 2000 sản phẩm bị hỏng hóc hoặc là khiếm khuyết. Theo đó, số sản phẩm ấy sẽ có tỉ lệ phần trăm khiếm khuyết là: 2000/1300000*100% = 0,16%.

Còn nếu như tính theo đơn vị PPM thì sẽ là: PPM=2000/1300000*1000000=1600 PPM.

Hy vọng rằng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ ppm là gì? cũng như cách tính và đổi ppm sang mg/l trong một số trường hợp.

2 Comments on “Ppm là gì? Cách tính và đổi ppm sang mg/l”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *