PO là gì trong kinh doanh và trong xuất nhập khẩu?

PO là gì

Nếu làm trong ngành xuất nhập khẩu chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp cụm từ PO rất nhiều lần. Vậy PO là gì? Nó đóng vai trò gì trong kinh doanh và trong ngành xuất nhập khẩu? Nếu bạn cũng chưa hiểu rõ về những điều này, hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết này nhé! 

PO là gì?

Nếu làm trong ngành xuất nhập khẩu chắc hẳn bạn rất quan tâm đến PO. Vậy PO là gì trong xuất nhập khẩu? PO là từ viết tắt của cụm từ Purchase Order, dịch ra có nghĩa là đơn đặt hàng. Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là đơn đặt hàng mà người mua gửi cho người bán để xác nhận việc họ mua hàng.

PO được xem như một loại giấy tờ được ủy quyền trong các vấn đề giao dịch, mua bán. Khi người bán đã đồng ý thì PO sẽ trở thành một thỏa thuận mang tính ràng buộc và được xem như hợp đồng mà cả hai bên đã ký kết.

PO là gì
PO được hiểu là đơn đặt hàng mà người mua gửi cho người bán

Ngoài ngành xuất nhập khẩu, PO còn được sử dụng trong việc thanh toán. Trong thanh toán PO là viết tắt của từ Payoneer. Nó là loại thẻ mà người sử dụng có thể gửi hoặc là rút tiền từ tài khoản thanh toán quốc tế paypal.

Xem thê: QR Code là gì? Barcode là gì

Nội dung chính của một PO

Một đơn đặt hàng PO bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

  • – Số và ngày (số và ngày)
  • – Người bán / Người mua: Tên, tel / fax, liên hệ (thông tin người mua và người bán).
  • – PIC
  • – Mô tả hàng hóa / Sản phẩm
  • – Số lượng hàng hóa, sản phẩm
  • – Thông số kỹ thuật / Chất lượng
  • – Đơn giá
  • – Tổng số tiền (giá trị hợp đồng)
  • – Điều khoản thanh toán
  • – Thời gian giao hàng
  • – Hướng dẫn đặc biệt, giảm giá, FOC,…
  • – Chữ ký
Những thông tin cần có trong đơn đặt hàng PO
Những thông tin cần có trong đơn đặt hàng PO

Các ứng dụng hiện nay của đơn đặt hàng

PO được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, dưới đây là một vài ứng dụng phổ biến:

  • – Tìm kiếm hàng hóa trong thị trường chứng khoán (cổ phiếu) hoặc là tiêu dùng hàng ngày.
  • – Giúp tìm kiếm các dịch vụ và tiện ích.
  • – Với các doanh nghiệp tư nhân có thể yêu cầu khách hàng sử dụng sản phẩm nhập khẩu.
  • – Tìm kiếm các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc là được sản xuất trong nước.
  • – Tối ưu hóa việc mua hàng.

Tham khảo: Cách mua hàng trên Aliexpress

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng PO?

Trong quá trình giao dịch mua bán rất dễ xảy ra các rủi ro. Vì vậy, khi sử dụng PO doanh nghiệp sẽ có được những ưu điểm sau:

  • – Cho phép người mua có thể truyền đạt được những ý định cũng như là sự lựa chọn của họ đến người bán.
  • – Người bán sẽ được bảo vệ trong trường hợp người mua từ chối trả tiền hàng hóa hoặc dịch vụ.
  • – Giúp các đại lý quản lý các đơn hàng mới cũng như là việc chi tiêu đơn hàng trong tình hình hiện tại.
  • – Giúp cho nền kinh tế hợp lý hoá quá trình mua bán đúng theo một quy trình chuẩn.

Ngoài ra, người cho vay thương mại hoặc các tổ chức tài chính có thể cung cấp hỗ trợ cho doanh nghiệp đó về tài chính dựa theo PO. Hiện nay có nhiều tiện ích tài chính, thương mại được cung cấp qua đơn đặt hàng mà các doanh nghiệp thường sử dụng như:

  • Đóng trước hạn mức tín dụng khi gửi hàng.
  • Gia hạn mức tín dụng khi gửi hàng theo chức vụ.
  • Uy tín hơn về thương mại.
  • Gia hạn mức tín dụng khi mua hoá đơn nước ngoài.
  • Gia hạn mức tín dụng về khoản hoá đơn cũ.
  • Xác nhận thứ tự các tiện ích.
po là gì trong kinh doanh và xuất nhập khẩu
Khi sử dụng PO doanh nghiệp sẽ đảm bảo được quyền lợi của mình tốt hơn

Cách tạo một PO

Để tạo ra một đơn đặt hàng PO ta làm theo 4 bước sau: Chuẩn bị kế hoạch đặt hàng → Đánh giá nhu cầu của đơn hàng → Tính toán dung lượng của đơn đặt hàng → Lập kế hoạch cho đơn hàng.

– Chuẩn bị kế hoạch đặt hàng

Để có thể chuẩn bị kế hoạch đặt hàng hiệu quả thì bạn cần nắm rõ những điều sau: Tiếp nhận nhu cầu thị trường, nhu cầu sản xuất, chuẩn bị các tài liệu về đơn hàng và tài liệu giới thiệu về kế hoạch đơn hàng.

– Đánh giá nhu cầu đơn hàng

Đây là khâu cực kỳ quan trọng khi tạo ra một đơn hàng. Chỉ khi đánh giá chính xác được nhu cầu thì đơn hàng mới cung cấp được các số liệu tham khảo để vạch ra một kế hoạch tốt. Nội dung chính của phần này sẽ bao gồm việc phân tích nhu cầu thị trường, xác định nhu cầu đơn hàng, phân tích nhu cầu sản xuất.

– Tính toán dung lượng đơn hàng

Đây cũng là một mắt xích vô cùng quan trọng khi xây dựng đơn hàng, chỉ khi tính toán chính xác dung lượng đơn hàng thì doanh nghiệp mới so sánh được nhu cầu và dung lượng, cuối cùng lập kế hoạch đơn hàng chuẩn xác.

Việc tính toán dung lượng đơn hàng gồm có 4 việc chính đó là phân tích tài liệu cung ứng, tình lượng đơn hàng tiếp nối, tính tổng dung lượng đơn hàng, xác định dung lượng đơn hàng còn lại.

– Lập kế hoạch đơn hàng

Sau khi đã làm tốt các bước trên, cuối cùng doanh nghiệp lập kế hoạch cho đơn hàng. Phần này cũng gồm 4 nội dung chính đó là: so sánh nhu cầu đơn hàng và số lượng đơn hàng, tổng hợp cân đối, xác định lượng hàng còn dư và lập kế hoạch đơn hàng.

Mong rằng những chia sẻ bên trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn PO là gì? cũng như lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng nó. Nếu như còn thắc mắc khác về vấn đề này, bạn hãy comment ngay cho chúng tôi nhé!

One Comment on “PO là gì trong kinh doanh và trong xuất nhập khẩu?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *