Cầu nâng 1 trụ là thiết bị dùng để nâng, hạ xe phục vụ cho quá trình sửa chữa và làm sạch xe. Để quá trình vận hành, sử dụng cầu nâng không phải gặp phải bất kì sự cố đáng tiếc nào xảy ra bạn cần lắp đặt đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lắp và những lưu ý khi lắp cầu nâng 1 trụ.
Nội Dung Bài Viết:
Đặc điểm cơ bản của cầu nâng 1 trụ
Các loại cầu nâng 1 trụ hiện nay được nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ, Italy, Trung Quốc… hoặc là do trong nước sản xuất. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là cầu nâng 1 trụ Việt Nam và Ấn Độ. Chất lượng ty ben của hai loại cầu nâng rửa xe này có sự khác nhau. Tuy nhiên kích thước, đường kính ty trong và ty ngoài hoặc chiều dài của hai loại này gần bằng nhau.
Ví dụ, chiều dài ty ben của cầu nâng Việt Nam rơi vào khoảng 2,1m, còn của Ấn độ là 2,2cm (chênh nhau từ 0,1cm ~ 10cm). Vì vậy khi làm móng cho kiểu nổi hoặc kiểu âm thì người thực hiện cần phải chú ý đến phần móng.
Giá cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô hiện nay cũng rất phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều doanh nghiệp, tiệm sửa chữa.
Cách đào móng và lắp cầu nâng rửa xe 1 trụ kiểu nổi
Lắp cầu nâng kiểu nổi giúp người dùng sử dụng tiện lợi hơn mà việc thi công đào hố móng cũng rất dễ dàng. Ngoài ra, việc lắp đặt ben nâng, thay phốt và sửa chữa trụ nâng cũng dễ dàng hơn. Cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ chuyên rửa xe ô tô kiểu nổi như sau:

Đối với cầu nâng nhập khẩu Ấn Độ
Đối với loại cầu nâng này, bạn cần đào 1 hố móng với chiều dài rộng là 1m2 và sâu xuống 2,5 mét. Sau đó, đổ 1 lớp bê tông có cốt thép, mác 300 dày 30cm, làm sao để mặt bê tông đáy lên đến mặt nền là 2,2m.
Đối với cầu nâng rửa xe 1 trụ Việt Nam
Cũng giống như cầu nâng Ấn Độ, cầu nâng 1 trụ của Việt Nam cũng làm móng tương tự như vậy. Nhưng thay vì chiều sâu 2,5m như cầu nâng nhập khẩu, với loại này bạn cần chiều sâu xuống 2,4m rồi đổ một lớp bê tông dày 30cm là được. Làm sao cho chiều cao của bê tông đáy lên đến mặt nền cần hoàn thiện còn lại là 2,1m, bằng chiều dài của ty nâng được sản xuất ở trong nước.
Sau khi đã hoàn thiện móng và kiểm tra móng đủ điều kiện thì chúng ta tiến hành lắp đặt cầu nâng.
Lưu ý, nền bê tông cần phải để từ 5 – 7 ngày mới có thể cho ty nâng xuống để định vị việc lắp đặt, cân chỉnh.
Quá trình lắp cầu nâng
Đầu tiên bạn tiến hành đưa ty xuống móng cầu. Dùng thước thủy lực để cân bằng ty, đây là một trong những việc quan trọng nhất khi lắp đặt cầu nâng 1 trụ. Sau đó tiến hành lấp cát vào hố móng sao cho không ảnh hưởng đến sự cân bằng của ty.
Tiếp đến, bạn tiến hành đổ cát vào hố cầu để tạo thành 1 khối vững chắc, giữ cho ty luôn ổn định tại một chỗ (cát nên cách mặt bằng 300 mm).

Tiếp tục lắp đặt đường dẫn dầu để nối ty với bình chứa dầu thủy lực. Công đoạn này cần phải chú ý, đảm bảo sau khi lắp đặt xong đường dầu không bị rò rỉ, không ảnh hưởng tới quá trình vận hành cầu.
Tiến hành lắp đặt thanh đỡ, bàn nâng và thanh dẫn cầu ô tô.
Sau khi đã lắp đặt các bộ phận cầu vào với nhau, chúng ta tiến hành gia cố 1 lớp bê tông ở trên cổ của ben, điều này để cố định cầu lại để cầu không bị nghiêng đổ.
Những lưu ý khi lắp cầu nâng 1 trụ kiểu nổi
Khi lắp đặt cầu nâng, hố móng phải đảm bảo được đổ trong vòng 7-10 ngày trước khi lắp đặt. Hệ thống khí nén của bình nén khí nên sử dụng 12 cân (bar), còn bình chứa khí thì từ 200L trở lên để đạt hiệu quả hoạt động tốt.
Đường kính hố móng không được quá nhỏ hoặc quá lớn, phải đảm bảo theo thông số của nhà sản xuất.
Đáy móng cần phải đảm bảo đạt chuẩn.
Nhớ làm đường dẫn dầu nhớt khi đào móng.
Cách đào móng và lắp cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô kiểu âm nền
Không đơn giản như lắp đặt cho cầu nâng 1 trụ kiểu nổi, việc thi công cầu nâng kiểu âm nền sẽ có phần phức tạp hơn. Độ cao của móng cầu, cho đến khoảng trống còn lại trên mặt nền phải đặt vừa được 2 bàn nâng và thanh ngang đòi hỏi người lắp phải có kiến thức kỹ càng. Việc đào móng và lắp đặt diễn ra như sau:
Đối với cầu nâng Ấn Độ
Đối với cầu nâng rửa xe ô tô nhập khẩu từ Ấn Độ có chiều dài ty là 2,2m. Nếu như địa chất, thổ nhưỡng… của khu vực lắp cầu không bị lún thì bạn chỉ cần đào với độ sâu 2,65m là được. Sau đó, đổ bê tông mác 300 dày 30cm, còn phần mặt nền đáy móng lên đến mặt nền cần hoàn thiện là 2,35m (bao gồm 2,2m chiều dài của ty nâng và 15cm là chiều dày của bàn nâng).
Đối với cầu nâng Việt Nam
Giàn nâng rửa xe ô tô 1 trụ sản xuất tại Việt Nam có chiều dài ty là 2,1m. Vì vậy độ cao từ mặt bê tông đáy lên đến mặt nền cần hoàn thiện là 2,25m (bao gồm 2,1m là chiều dài của ty nâng và 15cm là phần âm nền của mặt bàn).

Nhược điểm khi lắp đặt cầu nâng rửa xe 1 trụ âm sàn
Khi làm cầu nâng 1 trụ âm nền, hệ thống thoát nước dưới sàn phải cần phải làm kỹ. Bởi vì, đất và cát sau khi rửa sẽ được chảy xuống những vị trí thấp nhất. Theo quy tắc, nếu như đầu chảy ra ngoài không thấp hơn đầu chảy vào ống thì nước sẽ không thể nào thoát ra ngoài được.
Nếu như hệ thống đường ống thoát nước không được tốt, thì vị trí chỗ âm nền cát và đất sẽ bị bám thành đống, bùn đen cùng với nước thải sẽ rất hôi thối và mất vệ sinh. Những chất bẩn cứng khi cọ xát vào ty nâng cũng sẽ làm xước ty hoặc là hỏng phốt cầu.
Khi lắp bàn âm nền, bạn chỉ có thể hạ xuống ngay vị trí đã nâng lên hoặc là quay 180 độ ngược lại.
Dù là lắp cầu nâng ở bất kỳ hình thức nào thì bạn cũng cần chọn những đơn vị lắp đặt có uy tín và thương hiệu để thi công. Điều này không chỉ giúp cho cầu nâng được chắc chắn, đảm bảo phục vụ tốt cho công việc mà còn lâu bền cho người sử dụng. Hy vọng những hướng dẫn trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn khi có nhu cầu thi công lắp đặt thiết bị này.