Nhân vật trữ tình là gì? Nhân vật kịch là gì? So sánh điểm giống và khác nhau

Nhân vật trữ tình là người được tác giả gửi gắm tình cảm để truyền tải đến khán giả

Nhân vật trữ tình, nhân vật kịch giữ vai trò quan trọng mang đến những cung bậc cảm xúc khác nhau cho khán giả. Vậy nhân vật trữ tình là gì? Nhân vật kịch là gì? Điểm giống và khác nhau giữa nhân vật trữ tình và nhân vật kịch là gì?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các nhân vật này qua thông tin trong bài viết nhé.

Nhân vật trữ tình là gì?

Nhân vật trữ tình trong văn thơ thường là những người được nhà thơ, nhà văn mượn làm đối tượng để gửi gắm tình cảm. Nhân vật này còn là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh cảm xúc về các hiện tượng trong đời sống và con người của tác giả.

Nhân vật trữ tình là người được tác giả gửi gắm tình cảm để truyền tải đến khán giả
Nhân vật trữ tình là người được tác giả gửi gắm tình cảm để truyền tải đến khán giả

Nhờ có nhân vật trữ tình mà tác giả mới bày tỏ được cảm nhận, quan điểm và cách nhìn về mọi thứ trong cuộc sống. Vì thế mọi thứ mà tác giả muốn truyền đạt có thể dễ dàng tiếp cận với người đọc hơn. 

Giữa nhân vật trữ tình và tác giả thường sẽ có một đặc điểm hay một nét chung nào đó. Vậy nên, có thể nói nhân vật trữ tình chính là linh hồn của tác giả trong hoàn cảnh đó.

Khi xây dựng hình ảnh của những nhân vật trữ tình ấy, tác giả thường sẽ dựa vào những gì mà bản thân từng trải qua hay những câu chuyện, hình ảnh và hoàn cảnh sống của tác giả. Bởi những hình tượng ấy sẽ khiến tác giả cảm thấy thoải mái và nhẹ lòng hơn khi được nói ra cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong các áng văn, vần thơ.

Nhân vật kịch là gì?

Nhân vật kịch là những nhân vật đã được xây dựng để thể hiện tính cách, hành vi hay tình huống kịch tính trong một câu chuyện nào đó. Nhân vật kịch thường được tạo ra nhằm làm nổi bật các tình tiết gay cấn, căng thẳng hay gây sốc cho câu chuyện. 

Nhân vật kịch giúp thể hiện được tính cách và tình huống trong câu chuyện
Nhân vật kịch giúp thể hiện được tính cách và tình huống trong câu chuyện

Chẳng hạn như, nhân vật kịch trong một tác phẩm kịch có thể là nhân vật phản diện đầy tâm lý hoặc là người gây ra các xung đột trong cốt truyện.

Một số đặc điểm của nhân vật kịch gồm có:

  • Mang tính đột ngột, bất ngờ và thường xuyên tạo ra các tình huống gây cấn.
  • Thể hiện tính cách phức tạp, đa chiều và thường có hành động gây tranh cãi.
  • Thường là đối thủ hay đối địch của nhân vật chính, tạo ra mâu thuẫn và xung đột.
  • Không nhất thiết phải thay đổi hay phát triển trong quá trình diễn biến của câu chuyện.

So sánh nhân vật trữ tình và nhân vật kịch

Nhiều người vẫn còn chưa phân biệt được nhân vật trữ tình và nhân vật kịch trong các tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên chúng tôi sẽ so sánh điểm giống và khác nhau của nhân vật trữ tình và nhân vật kịch để các bạn có thể hiểu rõ hơn.

Giống nhau

  • Đều là nhân vật được tạo ra bởi người nghệ sĩ và thể hiện thông qua nghệ thuật ngôn từ.
  • Đều là trung tâm bộc lộ chủ đề, tư tưởng và tác phẩm, tập trung khắc họa rõ nét về các yếu tố hình thức.
  • Đều được coi là yếu tố cơ bản nhất trong các tác phẩm nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt về giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.

Khác nhau

Dựa vào đặc điểm của mỗi loại nhân vật, chúng ta thấy có những điểm khác nhau như sau:

Cách nhân vật thể hiện cảm xúc

  • Cảm xúc của nhân vật trữ tình thường là cảm xúc của một cá nhân nhưng lại mang tính khái quát và đại diện cho tâm trạng của nhiều người. Mặc dù, cảm xúc này được xuất phát từ hoàn cảnh, cảm xúc cá nhân nhưng nó lại đạt được sự đồng cảm của rất nhiều người. Vậy nên nó được coi là cảm xúc đại diện cho cộng đồng.

Ví dụ: Trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà, cảm xúc ban đầu chính là cảm xúc của nhân vật trữ tình (như buồn, cô đơn và muốn trốn tránh thực tại) trong hoàn cảnh riêng của họ (là nỗi buồn cá nhân trước cuộc sống xô bồ). 

Chủ thể chữ tình thể hiện cảm xúc cá nhân rất rõ ràng
Chủ thể chữ tình thể hiện cảm xúc cá nhân rất rõ ràng
  • Ngược lại, trong kịch thì nhân vật thường sẽ có tính cách nổi bật và thường được phân chia thành các tuyến rõ rệt. Để một vở kịch hấp dẫn và thể hiện rõ sự xung đột, nhân vật kịch cần phải có tính cách đặc biệt (như tốt, xấu, đê hèn, anh hùng,…).

Cách nhân vật bộc lộ tính cách

  • Nhân vật trong các tác phẩm trữ tình thường mang nhiều cảm xúc. Khi xuất hiện trong tác phẩm, nhân vật trữ tình sẽ mang tâm sự và giãi bày cảm xúc đó. 

Ví dụ: Trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, nhân vật trữ tình đã thể hiện cảm xúc bất ngờ, bâng khuâng khi mùa Thu bắt đầu và khi nhận thức được về thời gian trong cuộc sống. 

  • Trong khi đó, nhân vật kịch lại là nhân vật hành động, thông qua hành động để bộc lộ tính cách của mình. Do đặc điểm của thể loại kịch là một chuỗi các xung đột được phát triển qua nhiều giai đoạn. 

Vậy nên nhân vật kịch phải luôn hành động liên tục để diễn tả cho những xung đột. Tính cách của nhân vật kịch thường sẽ được tìm hiểu dần qua trang phục, ngôn ngữ và chuỗi các hành động theo diễn biến của vở kịch. 

Ví dụ: Trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”, nhân vật trưởng giả thông qua chuỗi các hành động của mình để cho mọi người thấy rằng hắn là một người ngu ngốc, dốt nát, học đòi và rất đáng chê trách.

Cách nhân vật tồn tại

  • Nhân vật trữ tình thường có xu hướng gắn bó với cuộc sống thực của chính tác giả, nhưng lại không phải là đồng nhất với tác giả. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy bóng dáng của tác giả thông qua nhân vật trữ tình trong tác phẩm. 

Ví dụ: Trong “Muốn làm thằng cuội” của Tản Đà, nhân vật trữ tình đã thể hiện tâm trạng buồn chán với cuộc sống hiện thực và mong muốn được trốn khỏi thực tại với những suy nghĩ ngông của mình. 

Tương tự, nhân vật trữ tình trong một số tác phẩm của Tố Hữu cũng thể hiện rõ tâm trạng vui sướng khi được giác ngộ cách mạng và gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhân vật trữ tình lại chỉ là một phần trong tác phẩm văn chương và không được xem là đồng nhất với tác giả.

Nhân vật trữ tình giúp chúng ta thấy được bóng dáng của tác giả trong tác phẩm văn học
Nhân vật trữ tình giúp chúng ta thấy được bóng dáng của tác giả trong tác phẩm văn học

Có thể bạn quan tâm:

  • Trong khi đó, nhân vật kịch lại chỉ tồn tại trong bối cảnh của một vở kịch và phản ánh được cuộc sống xã hội thực ở ngoài đời. Nhân vật trong kịch thường không tồn tại bên ngoài khung cảnh của vở kịch nên chúng không gắn bó với cuộc sống thực của tác giả. Trong kịch, có rất nhiều nhân vật với nhiều loại tính cách khác nhau.

Trong văn thơ, thường chỉ có một nhân vật trữ tình xuyên suốt cả tác phẩm còn trong kịch thể hiện về sự mâu thuẫn và xung đột nên không thể chỉ có một nhân vật mà thường sẽ có nhiều nhân vật, nhiều tầng lớp khác nhau.

Ví dụ như trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”, chỉ trong một đoạn trích mà chúng ta đã thấy có đến 3 nhân vật chính là ông Giuốc-đanh, phó may và thợ phụ. Điều này thể hiện sự đa dạng nhân vật ở trong kịch với nhiều tính cách và tầng lớp khác nhau.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ nhân vật trữ tình là gì? Nhân vật kịch là gì? Và so sánh nhân vật trữ tình và nhân vật kịch. Nếu các bạn có vấn đề còn chưa rõ về nội dung trong bài, hãy bình luận ở bên dưới để chúng tôi giải đáp thật kỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *