Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: tác hại và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Tình trạng ô nhiễm không khí ở nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng nghiêm trọng đặc biệt là các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống của con người. Vậy, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì, tác hại và biện pháp khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
  1. Ô nhiễm không khí là gì?

Là sự thay đổi trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các loại khí thải lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người, sinh vật sống và môi trường tự nhiên.

Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm không khí là sự thay đổi về tính chất của không khí, phạm vi tiêu chuẩn không khí được pháp luật quy định. Nói cách khác, ô nhiễm không khí chính là tình trạng không khí có xuất hiện chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong  thành phần không khí làm thay đổi tính chất lý, hóa vốn có của nó.

Các thành phần chính của ô nhiễm không khí ở các nước phát triển đó chính là nitơ dioxide (từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch), ozon (ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời lên khí nitơ dioxide và hydrocacbon) và các hạt rắn hoặc hạt lỏng lơ lửng.

    1. Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay

Xem thêm:
NguyênÔ nhiễm nguồn nước: Nguyên nhân, thực trạng và biện pháp khắc phục
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: tác hại và biện pháp khắc phục

Theo báo cáo mới nhất về tình trạng không khí toàn cầu năm 2020. tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới đang rất đáng báo động. Tình trạng này không chỉ mới diễn ra mà nó đã xuất hiện hàng chục năm trước. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng thấp hơn trong thời buổi công nghiệp hóa hiện nay và con người chưa tìm ra được biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.

WHO gọi tình trạng ô nhiễn không khí là “kẻ giết người thâm nặng”. Tính đến nay có đến 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí dưới mực tiêu chuẩn theo quy định của tổ chức Y tế Thế giới.

Thực trạng của ô nhiễm không khí
Thực trạng của ô nhiễm không khí

Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm không khí cũng đang trở thành vấn đề nhức nhối nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay các tỉnh thành tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong báo cáo thường niên về chỉ số môi trường do tổ chức môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam là một trong 10 quốc gia ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á với chỉ số ô nhiễm bụi PM10, PM2.5.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là nơi ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất cả nước, có nhiều điểm bụi mịn PM2.5 bao phủ cả tầm nhìn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tầm nhìn của người dân.

  1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Có rất nhiều nguyên nhân ô nhiễm không khí trong đó có 2 nguyên nhân chính đó là:

Nguyên nhân ô nhiễm không khí từ tự nhiên

  • Cháy rừng: Vào mùa khô, nhiệt độ cao khiến cho nhiều cánh rừng bị cháy, tạo ra khí nito oxit lớn, gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí.
  • Hoạt động của núi lửa: Núi lửa phun trào sinh ra các khí như metan, lưu huỳnh,…nằm sâu trong lòng đất hàng trăm năm khiến cho tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề hơn.
Hoạt động của núi lửa
Hoạt động của núi lửa
  • Ô nhiễm từ khói, bụi: Gió là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm không khí. Các loại bụi, chất độc hay mùi hôi sẽ được gió thổi đi hàng trăm km, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật, thực vật và con người.
  • Bão, lốc xoáy: Mỗi một cơn bão đều chứa lượng khí NOX lớn làm môi trường bị ô nhiễm nặng. Tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn đó là PM10, PM2.5 và tăng cao nhất khi các trận bão cát xảy ra.
  • Thời điểm giao mùa: Vào các tháng 10 – 11 thời tiết thay đổi kèm theo sương mù, khiến cho các loại bụi mịn không được giải phóng, bị giữ lại trong sương. Khiến cho cả bầu trời bị bao phủ trong bụi mịn, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Ngoài ra, nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí đó là việc phân hủy của các xác chết động vật, sóng biển,….

Nguyên nhân ô nhiễm không khí từ con người

  • Hoạt động sản xuất công – nông nghiệp
  • Khói bụi từ ống xả của các nhà máy, xí nghiệm làm đem cả một bầu trời, chúng thải ra các khí Co2, Co, SO2, Nox cùng với một số chất hữu cơ khác với nồng độ cao.
  • Không chỉ khí thải mà nước thải cũng xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm và hình thành nên “làng ung thư”.
  • Mưa axit cũng là hậu quả của các hoạt động sản xuất công nghiệp không xử lý khí thải trước khi xả thải ra môi trường.
  • Trong nông nghiệp, việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay hoạt động đốt rơm rạ, đốt rừng làm rẫy cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng không khí.
Chất thải từ các nhà máy, xưởng sản xuất công nghiệp
Chất thải từ các nhà máy, xưởng sản xuất công nghiệp
  • Hoạt động quân sự, quốc phòng: Chất độc từ các cuộc chiến tranh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, dù chiến tranh đã đi xa nhưng những nguy hại vẫn còn rất lớn. Các mối đe dọa từ bom hạt nhân vẫn thường trực mỗi ngày, ảnh hưởng tới hàng triệu người.
  • Hoạt động từ giao thông: Theo báo cáo của cơ quan năng lượng quốc tế, năm 2018, hoạt động từ giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng carbon mỗi năm. Nhất là các phương tiện giao thông hết bạn sử dụng, quá cũ kỹ.
  • Hoạt động từ xây dựng cơ sở hạ tầng: Việc xây dựng các tòa nhà cao ốc, chung cư cao tầng luôn mang tới sự ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Ví dụ điển hình nhất vào tháng 12/2020 tại Hà Nội bụi mịn bao phủ toàn thành phố, làm ảnh hưởng tới tầm nhìn và sức khỏe của người dân.
  • Hoạt động sinh hoạt, thu gom xử lý rác thải: Con người sử dụng than, củi làm nguyên liệu đốt nấu cũng làm tăng lượng bụi và khí độc ra môi trường. Cùng với đó là hoạt động xử lý rác thải không triệt để, xử lý theo phương pháp thủ công,…
  1. Tác hại của ô nhiễm không khí

Đối với con người

  • Hệ  hô hấp và cơ quan nội tạng
  • Tác hại của ô nhiễm không khí đối với hệ hô hấp và cơ quan nội tạng của con người là đặc biệt nguy hiểm nhất là sự tác động từ bụi mịn. Các loại hạt bụi mịn PM2.5 có thể dễ dàng lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp. Sau đó làm ảnh hưởng dần tới tim, phổi,…gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm như gây đột quỵ, đau tim, hen suyễn, ung thư,…
Ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người nhất là trẻ em
Ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người nhất là trẻ em
  • Các loại hạt sooty và khí oxit nitơ thải từ xe hơi, nhà máy sản xuất công nghiệp tạo thành một hỗn hợp ô nhiễm vô cùng nguy hiểm. Khi hít phải, chúng sẽ di chuyển khắp cơ thể. Nguy hiểm nhất là khi các hạt bụi này là hợp chất hữu cơ, kim loại nặng,….rất dễ khiến cho cơ thể bị nhiễm độc.
  • Mắt và các bệnh ngoài da
  • Các yếu tố như ánh nắng, bụi, gió,…đều ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm gây viêm nhiễm, phổ biến nhất là mắt bị đỏ, cảm giác bỏng rát, thậm chí là các bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể.
  • Một số bệnh ngoài da khác như dị ứng, tóc rụng,…

Đối với động thực vật

Các loại hợp chất nguy hiểm như SO2, NO2, CO,….có trong không khí ô nhiễm làm tắc khí quản, giảm hệ miễn dịch của động – thực vật. Bên cạnh đó, hợp chất HF còn làm cho các loại cây ăn quả bị rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình trạng chết cây, gián tiếp làm cho tình trạng trái đất nóng lên và hiệu ứng nhà kính.

Khói bụi từ các khu công nghiệp còn gây nên hiện tượng mưa axit, làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước,…làm cho môi trường nuôi trồng bị ảnh hưởng, mất mùa,…

Đối với xã hội

Ô nhiễm môi trường không khí đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay trên phạm vi toàn cầu. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, môi trường mà còn làm cho chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, làm cho chi phí thuốc men, điều trị các bệnh cao, làm giảm hiệu suất lao động, tăng tỷ lệ tử vong.

Đối với hệ sinh thái

Thêm một tác hại của tình trạng ô nhiễm không khí đó chính là ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Không chỉ con người mà tất cả các loài sinh vật sống trên Trái Đất đều bị ảnh hưởng, cạn kiệt hoặc tuyệt chủng do tiếp xúc với bầu không khí bị ô nhiễm hoặc qua nguồn thức ăn.

Mức độ ô nhiễm không khí không được kiểm soát cũng làm tăng khả năng phá hủy tầng ozon, tạo nên những hiện tượng thời tiết cực đoan như giông bão, lốc xoáy, lũ lụt,…

  1. Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí
Trồng nhiều cây xanh
Trồng nhiều cây xanh

Để bảo vệ chính sức khỏe, môi trường sống của chúng ta, mỗi cá nhân, tổ chức cần phải đề ra các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí. Dưới đây là một số gợi ý mà không nên bỏ qua, đó là:

  • Nâng cấp đường xá, ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch
  • Trồng thêm nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống đồi núi trọc để hấp khí CO2 cũng như các chất độc hại khác.
  • Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các loại bụi mịn, bụi siêu mịn
  • Các nhà máy, xí nghiệp cần phải xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường.
  • Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt hay chăn nuôi. Đồng thời, hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất nông – lâm nghiệp.
  • Cầm sử dụng các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.
  • Tuy truyền, vận động người dân nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường không khí, xử lý rác thải, phân loại rác đúng cách.
  • Hạn chế việc sử dụng các loại vật liệu đốt không thân thiện với môi trường, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng.

Mong rằng nội dung thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết thêm về các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí; từ đó có các biện pháp khắc phục phù hợp để bảo vệ môi trường sống của bạn và mọi người xung quanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *