Ngày Trái Đất là ngày thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Ngày này được rất nhiều các quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Vậy ngày Trái Đất là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của chúng tôi, để giải đáp các thắc mắc trên nhé!
Nội Dung Bài Viết:
Ngày Trái Đất là ngày nào?
Ngày Trái Đất là ngày nào trong môn ngữ văn lớp 8? Ngày Trái Đất là ngày vận động mọi người nâng cao tinh thần nhận thức và hành động trong các phong trào bảo vệ môi trường, do Liên hợp quốc phát động. Ngày này được tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm, mục đích là ngăn chặn các thảm họa do biến đổi khí hậu và việc tàn phá môi trường.
Hiện nay, nhiều cộng đồng còn tổ chức “tuần Trái Đất”, nghĩa là một tuần thực hiện các hoạt động xoay quanh việc bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, còn có cả giờ Trái Đất. Vậy giờ Trái Đất là ngày nào? Giờ Trái Đất sẽ được tiến hành vào 20h30 đến 21h30 (theo giờ địa phương) vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 Dương lịch hàng năm.
Lịch sử ra đời ngày Trái Đất
Ngày Trái đất (Earth Day – ED) được đề xuất lần đầu tiên ở Mỹ năm 1970, do ông John McConnell đề xướng lên. Ông đã vận động mọi người tôn vinh Trái đất vào ngày 21/03/1970.
Đầu tiên, thành phố San Francisco của Mỹ đã hưởng ứng ngày này, công bố ngày 21/3/1970 là Ngày Trái đất, sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant cũng đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế.
Tuy nhiên, về sau một bộ phận lại tin tưởng rằng sau ngày Chúa Phục sinh mới là Ngày Trái đất, vì vậy họ cử hành ngày Trái Đất vào ngày 22/4 hàng năm.
Ngày Trái đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ của đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22/4/1970 với hơn 20 triệu người tham gia. Đó là ngày mà nhân loại tạm gác lại mọi công việc, gác lại những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng đã từng tuyên bố: “Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn”.
Nelson là người ủng hộ các công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến là một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên ở trên thế giới. Ông được đánh giá là một người hài hước, khiêm nhường và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa.
Năm 1995, 15 năm sau khi về hưu, Nelson đã được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông trong công tác môi trường.
Năm 2009, Ngày Trái đất đã được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận.
Ý nghĩa của Ngày Trái Đất
Mục đích của ngày Trái đất là vận động toàn dân cùng chung tay hành động bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.
Nó được ra đời là để tôn vinh, nâng niu và yêu thương hành tinh sống của chúng ta. Đây là ngày mà dù công việc có bận rộn thế nào, mọi người cũng đều gác lại để tham gia các chiến dịch ý nghĩa bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Ngày Trái Đất ở Việt Nam
Ngày trái đất ở Việt Nam cũng rất được hưởng ứng. Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của Trái Đất và đang áp dụng một số biện pháp thiết thực nhằm tiết kiệm năng lượng, đây cũng là cách để giảm chi tiêu ngân sách, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.
Chủ đề về ngày Trái Đất năm 2023 cũng được rất nhiều người quan tâm, nhưng hiện nay nó vẫn chưa được tiết lộ. Một thời gian nữa chúng ta mới biết Việt Nam tham gia ngày trái đất năm 2023 với chủ đề nào.

Vậy bạn có biết ngày Trái Đất năm 2023 là ngày nào chưa?
Ngày Trái Đất được cố định là ngày 22/4 hàng năm. Vào năm 2023 ngày 22/4 rơi vào thứ bảy.
Có bao nhiêu nước tham gia ngày Trái Đất?
Hiện nay có hơn 175 quốc gia trên toàn thế giới tham gia, hưởng ứng ngày Trái Đất.
Các hành động hưởng ứng ngày Trái Đất
Để hưởng ứng Ngày Trái Đất, những việc chúng ta cần làm không chỉ là việc trong ngày này mà còn là việc cần phải làm thường xuyên, liên tục bất cứ khi nào, đó là:
- Dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, khu phố, khu vui chơi công cộng, vệ sinh kênh mương, ao hồ,… thường xuyên.
- Trồng thật nhiều cây xanh, các loại rau hữu cơ.
- Không sử dụng túi nilon hoặc chai nhựa.
- Tận dụng các thực phẩm bỏ đi để ủ phân bón.
- Tận dụng ánh sáng của Mặt Trời, chọn các thiết bị tiết kiệm điện năng, tắt hết thiết bị điện khi không sử dụng.

Xem thêm:
- Đi lại bằng phương tiện công cộng hoặc đi bằng xe đạp.
- Ăn các thực phẩm đúng mùa, nuôi trồng ở nơi mình sinh sống.
- Lấy hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy.
- Đọc trên thiết bị số thay vì in tài liệu ra.
- Hội họp trực tuyến.
- Viết bài tuyên truyền Ngày Trái Đất.
- Sử dụng ít nước hơn.
- Mua lại đồ cũ còn dùng được.
Ngoài những việc được liệt kê ra ở trên, còn rất nhiều việc khác để bảo vệ môi trường, chúng có thể nhỏ nhặt nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ Trái Đất luôn tươi xanh.
Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã trả lời được câu hỏi hãy cho biết ngày Trái Đất là ngày nào, lịch sử cũng như ý nghĩa của ngày này. Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ Trái Đất ngay bây giờ bạn nhé!