Muốn tìm số bị trừ là nội dung rất quan trọng trong Toán lớp 2, lớp 3. Vậy muốn tìm số bị trừ ta phải làm thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung toán học này qua thông tin bên dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết:
Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
Một phép trừ sẽ có dạng:
a – b = c
Trong đó:
- a: là số bị trừ
- b: là số trừ
- c: là hiệu
Ví dụ: 7 – 3 = 4 thì 7 là số bị trừ, 3 là số trừ, 4 là hiệu số.
Từ công thức của phép trừ, muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ:
a = b + c

Các dạng toán tìm số bị trừ thường gặp
Dạng 1: Tìm x
- Phương pháp giải: Số bị trừ = hiệu + số trừ.
Ví dụ: Tìm x, biết: x – 5 =11
Giải
x – 5 = 11 => x = 11 + 5 = 16
Đáp án chính xác là x = 16
Dạng 2: Hoàn thành bảng
Điền các giá trị của số bị trừ, số trừ hoặc hiệu vẫn còn thiếu vào trong bảng.
- Hiệu = Số bị trừ – Số trừ
- Số bị trừ = Hiệu + Số trừ
- Số trừ = Số bị trừ – Hiệu
Ví dụ: Điền các số còn thiếu vào trong bảng sau đây:
Số bị trừ | 8 | y | 9 |
Số trừ | x | 7 | 6 |
Hiệu | 6 | 3 | z |
Giải
Ta có:
8 – x = 6 => x = 8 – 6 = 2
y – 7 = 3 => y = 3 + 7 = 10
9 – 6 = z => z = 3
Như vậy ta có bảng sau:
Số bị trừ | 8 | 10 | 9 |
Số trừ | 2 | 7 | 6 |
Hiệu | 6 | 3 | 3 |
Dạng 3: Toán đố
- Đọc và phân tích đề: Bài toán thường sẽ cho các giá trị ban đầu, giá trị còn lại và yêu cầu tìm những giá trị đã bị bớt đi hoặc giảm đi.
- Tìm cách giải của bài toán: Muốn tìm được giá trị đã bị bớt ta thường lấy giá trị ban đầu trừ đi giá trị còn lại.
- Trình bày bài toán.
- Kiểm tra lại lời giải và kết quả vừa mới tìm được.

Ví dụ: Trong cửa hàng có 35 quyển vở, sau khi bán thì còn lại 13 quyển vở. Hỏi cửa hàng này đã bán được bao nhiêu quyển vở?
Giải
Số vở cửa hàng đã bán được là
35 – 13 = 22 (quyển vở)
Bài tập vận dụng số bị trừ lớp 2, 3
Để các bạn có thể nắm vững kiến thức, chúng ta sẽ cùng làm bài tập vận dụng số bị trừ ở bên dưới dây:
Bài 1 ((SGK Toán 2, trang 56): Tìm x
- x – 4 = 8
- x – 9 = 18
- x – 10 = 25
- x – 8 = 24
- x – 7 = 21;
- x – 12 = 36.
Lời giải
Trong các phép tính đã cho, x đóng vai trò là số bị trừ. Vậy muốn tìm số bị trừ chúng ta sẽ lấy hiệu cộng với số trừ.
- x – 4 = 8 => x = 8 + 4 = 12
- x – 9 = 18 => x = 18 + 9 = 27
- x – 10 = 25 => x = 25 + 10 = 35
- x – 8 = 24 => x = 24 + 8 = 32
- x – 7 = 21 => x = 21 + 7 = 28
- x – 12 = 36 => x = 36 + 12 = 48

Có thể bạn quan tâm:
Bài 2 (SGK Toán 2, trang 56): Viết số thích hợp vào ô trống trong bảng.
Số bị trừ | 11 | ||||
Số trừ | 4 | 12 | 24 | 27 | 48 |
Hiệu | 9 | 15 | 35 | 46 |
Lời giải
- Ở cột 1, Hiệu = Số bị trừ – số trừ = 11 – 4 = 7
- Cột 2,3,4,5 thì số bị trừ = Hiệu + Số trừ
Số bị trừ | 11 | 21 | 39 | 62 | 94 |
Số trừ | 4 | 12 | 24 | 27 | 48 |
Hiệu | 7 | 9 | 15 | 35 | 46 |
Với các thông tin trong bài viết “muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?” hy vọng sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức để dạy cho các bé được hiệu quả. Nếu có gì thắc mắc về nội dung trong bài, các bạn hãy comment ở bên dưới để chúng tôi giải đáp kỹ nhé.