Miêu tả là một trong những phương pháp biểu đạt quan trọng trong văn học. Vậy miêu tả là gì? Văn miêu tả có đặc điểm gì? Các thể loại văn miêu tả phổ biến là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về phương pháp biểu đạt này qua thông tin trong bài viết nhé.
Nội Dung Bài Viết:
Miêu tả là gì?
Miêu tả là phương thức biểu đạt giúp người đọc, người nghe có thể hình dung được đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, hiện tượng, con người, phong cảnh,… làm cho những cái đó như hiện lên ở trước mắt người đọc, người nghe.

Đặc điểm của văn miêu tả
Dưới đây là các đặc điểm của văn miêu tả:
- Mang tính thẩm mỹ cao: Văn miêu tả đòi hỏi người viết phải thể hiện được sự mới mẻ, nét riêng trong cách quan sát và cảm nhận. Ngôn từ phải lột tả được hết những nét nổi bật của đối tượng cần hướng tới.
- Luôn có sự chân thật: Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn liền với cái chân thật. Dù cho sức sáng tạo, liên tưởng tới đâu thì người viết cũng cần phải dựa vào thực tế. Đó chính là sự quan sát những hình ảnh, sự vật và hiện tượng có thật ở ngoài đời.

- Ngôn từ biểu đạt giàu sức tượng hình: Ngôn ngữ sử dụng trong văn miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh, nhịp điệu và âm thanh. Một bài văn miêu tả gây được ấn tượng cho người đọc thì phải có khả năng giúp người đọc có thể nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm được hay thậm chí là chạm vào được. Như vậy, vốn từ ngữ cần phải thật phong phú, chi tiết về đối tượng được miêu tả.
- Thể hiện sự so sánh, liên tưởng và nhận xét: Muốn miêu tả được thì người viết phải biết quan sát, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,… để làm nổi bật lên các đặc điểm của sự vật. Việc kết hợp những biện pháp nghệ thuật này sẽ giúp người viết thể hiện được bản sắc cá nhân dựa trên những cái cũ, cái chân thật qua quan sát được trong cuộc sống.
Kỹ năng cần phải có khi làm văn miêu tả
Người viết văn miêu tả muốn diễn tả được đúng những gì mà bản thân mong muốn và thu hút người đọc thì cần phải có các kỹ năng sau đây:
- Quan sát: Nhìn nhận và xem xét sự vật một cách kỹ càng.
- Nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng: Hình dung về sự vật, hiện tượng đặt trong mối tương quan với các sự vật ở xung quanh.
- So sánh, ví von: Thể hiện tư duy liên tưởng độc đáo, nét riêng biệt của người viết khi hình dung, cảm nhận về sự vật và hiện tượng được miêu tả.
Các loại văn miêu tả
Văn miêu tả cũng rất đa dạng và phong phú. Tùy từng loại mà người viết sẽ có những cách viết khác nhau. Sau khi hiểu rõ văn miêu tả là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về từng loại ở bên dưới đây:
Văn tả cảnh
Đây là loại văn yêu cầu người viết phải tái hiện lại cảnh vật thiên nhiên, hiện tượng tự nhiên. Văn tả cảnh lột tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt giúp người đọc hiểu rõ về đặc điểm, nét riêng biệt của cảnh.

Ví dụ đề bài:
- Tả cảnh bình minh/hoàng hôn ở trên bờ biển quê em.
- Tả cánh đồng lúa chín quê em.
- Tả buổi khai trường của lớp em.
Văn tả người
Đây là loại văn miêu tả về ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói,… của một người nào đó. Văn miêu tả thường hướng tới những người thân yêu nhất, người đã tiếp xúc và gặp mặt thường xuyên, người giúp đỡ hoặc để lại ấn tượng sâu sắc cho với người viết.
Ví dụ:
- Tả người mà em yêu quý nhất.
- Tả anh trai/chị gái của em.
- Tả cô giáo/thầy giáo của em.
Văn tả con vật
Đây là loại văn miêu tả về dáng vẻ bên ngoài và cử chỉ hoạt động của con vật.

Ví dụ như:
- Tả chú cún mà em yêu quý nhất.
- Tả con trâu của bác nông dân.
Các bước để làm một bài văn miêu tả hay
Xác định đối tượng miêu tả
Việc đầu tiên mà các bạn cần làm sau khi đọc đề văn chính là tìm ra những từ khóa và xác định rõ đối tượng miêu tả để tránh bị lạc đề. Các bạn nên gạch chân dưới những từ quan trọng ngay khi đang đọc đề để tránh lãng phí thời gian khi làm bài.
Tìm các chi tiết, hình ảnh nói lên đặc điểm của đối tượng miêu tả
Để tìm được ý cho bài văn miêu tả, các bạn bắt buộc phải có kỹ năng quan sát tốt. Quan sát không chỉ dừng lại ở việc xem, nhìn đối tượng bằng mắt mà còn kết hợp với tất cả các giác quan để cảm nhận và đánh giá đặc trưng riêng của đối tượng.

Có thể bạn quan tâm:
Bên cạnh đó, các bạn cần phải biết cách chọn lọc chi tiết, hình ảnh đặc sắc của đối tượng để kết hợp thêm các yếu tố so sánh, liên tưởng, tưởng tượng và bộc lộ cảm xúc giúp bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Sắp xếp các chi tiết, hình ảnh theo đúng trật tự nhất định
Sau khi có các ý, đặc điểm của đối tượng, các bạn cần sắp xếp lại theo một trình tự nhất định để phù hợp với nội dung và cấu trúc của bài văn. Hai trình tự được sử dụng phổ biến nhất trong văn miêu tả là không gian và thời gian.
Dù lựa chọn trình tự nào thì các bạn cũng cần phải để ý đến hai tiêu chí:
- Giúp người nói, người viết thể hiện được tư tưởng, nội dung cần diễn đạt.
- Giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được đối tượng đang được nói đến.
Lên dàn ý chi tiết cho bài văn
Các bạn cần phải cẩn thận viết sơ lược dàn ý ra nháp trước để không bỏ sót ý, lặp ý trong quá trình trình bày bài văn. Hãy dành một vài phút trước khi viết bài để gạch nhanh các gạch đầu dòng, hệ thống ý lớn và đặc điểm tính chất nổi bật của đối tượng để viết bài có logic hợp lý giữa các ý.
Viết bài theo dàn ý đã lập, đọc và soát lỗi
Để có một bài văn hoàn chỉnh, bước cuối cùng các bạn cần làm là đọc lại và soát lỗi. Trong quá trình viết bài, chúng ta rất khó tránh khỏi các lỗi chính tả, lỗi lặp từ,… Vậy nên, bước này sẽ giúp chúng ta có một bài văn hoàn thiện, chỉn chu và tạo được thiện cảm với người đọc.
Các thể loại văn bản phổ biến
Văn miêu tả là một trong 6 loại văn bản chính được sử dụng phổ biến hiện nay, gồm văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại văn bản này ở dưới đây:
- Văn bản tự sự: Là loại văn bản trình bày, kể lại sự việc về các nhân vật có liên quan với nhau trong một mối quan hệ qua lại hay có mối quan hệ nhân – quả để đưa ra thái độ, tư tưởng tình cảm, suy nghĩ, nhận thức và đánh giá của người viết về cuộc sống.

- Văn bản miêu tả: Là loại văn bản giúp cho người nghe, người đọc có thể dễ dàng hình dung được đặc điểm nổi bật của con người, phong cảnh, sự vật, sự việc,…
- Văn bản biểu cảm: Là loại văn bản biểu đạt về cảm xúc, tình cảm của người viết đối với các sự vật, sự việc, hiện tượng ở xung quanh. Văn bản biểu cảm còn được gọi là văn trữ tình, gồm các thể loại như ca dao trữ tình, thơ trữ tình,…
- Văn bản thuyết minh: Là một dạng văn bản cung cấp cho người đọc những kiến thức về tính chất, đặc điểm, tác dụng, thành phần,… của sự vật, hiện tượng tự nhiên bằng cách giới thiệu, giải thích hoặc trình bày.
- Văn bản nghị luận: Là loại văn bản giúp cho người đọc, người nghe xác lập được một quan điểm, tư tưởng nào đó đối với các sự vật, sự việc, hiện tượng bằng các lập luận chặt chẽ.
- Văn bản hành chính: Là loại văn bản có các yếu tố thông tin theo quy phạm của Nhà nước, giải quyết về những vụ việc cụ thể trong quá trình quản lý và cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy.
Hy vọng bài viết mang đến thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ miêu tả là gì? Văn miêu tả có những đặc điểm gì? Các loại văn miêu tả phổ biến và cách làm văn miêu tả hay. Hãy truy cập muasieunhanh.com để tham khảo thêm các nội dung khác nhé.
Xem thêm: