Máy sấy khí: Cấu tạo và cách sử dụng

cấu tạo máy sấy khí kiểu làm lạnh

Máy sấy khí là thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này cũng như tầm quan trọng của nó. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và cách sử dụng, bạn hay theo dõi bài viết sau đây ngay nhé! 

Máy sấy khí là gì?

Máy sấy khí là thiết bị chuyên dụng có chức năng làm sạch, làm khô khí nén trước khi lượng khí nén này được đưa vào ống dẫn của hệ thống qua bộ lọc khí.

Khí nén trong quá trình hình thành thường bị lẫn nhiều tạp chất và hơi nước. Lượng nước lẫn trong khí nén ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào độ ẩm không khí tại thời điểm đó. Nếu như lượng khí nén này cứ thể đi trực tiếp vào các ống dẫn thì các tạp chất trong đó làm cho thiết bị hỏng hoặc làm ô nhiễm đồ, thực phẩm cần sấy. Chính vì vậy máy sấy khí có nhiệm vụ làm cho khí nén sạch bằng cách tách hơi nước và bụi bẩn ra, sau đó lượng hơi nước, bụi bẩn này sẽ được đưa ra ngoài môi trường.

máy sấy khí
Máy sấy khí – Thiết bị không thể thiếu trong hệ thống khí nén

Hiện nay, các dòng máy sấy khô khí khá đa dạng từ máy sấy khí nén mini cho đến máy sấy khí công nghiệp có công suất lớn. Giá máy sấy khí nén cũng rất phải chăng, phù hợp; người dùng có thể lựa chọn cho doanh nghiệp một sản phẩm phù hợp.

Cấu tạo máy sấy khí nén

Hiện nay máy sấy không khí có hai loại: kiểu làm lạnh và kiểu hấp thụ. Mỗi loại sẽ có cấu tạo khác nhau, chúng ta hãy đi tìm hiểu chi tiết nhé!

Máy sấy khí kiểu làm lạnh

Máy sấy khô khí nén kiểu lạnh lại được chia thành 2 loại đó là: máy sấy môi chất lạnh không tuần hoàn và dạng tuần hoàn. Tuy được chia làm 2 loại nhưng cấu tạo của chúng không quá khác nhau, đều có chung bộ phận chính:

  • Lốc máy nén: Có nhiệm vụ nén gas lạnh tuần hoàn trong hệ thống.
  • Van bypass: Chức năng điều tiết lượng gas hồi về lại lốc nén.
  • Giàn nóng: Giúp giải nhiệt lượng sản sinh từ gas ra bên ngoài.
  • Van tiết lưu hoặc dây xoắn: Dẫn bay hơi gas lỏng.
  • Giàn lạnh: Trao đổi nhiệt với khí nén và giữ nước rồi xả ra ngoài qua van xả tự động.
  • Lọc gas: Lọc sạch gas còn lẫn ở trong khí.
  • Quạt làm mát: Giải nhiệt cho dàn nóng.
  • Cảm biến nhiệt độ và công tắc áp suất: Giúp bảo vệ máy sấy không khí.

cấu tạo máy sấy khí kiểu làm lạnh

Máy sấy khí kiểu hấp thụ

Cấu tạo của máy sấy khô không khí kiểu hấp thụ gồm các bộ phận chính sau:

  • Van giảm âm.
  • Van điện từ.
  • Van một chiều.
  • Van một chiều đưa khí nóng tái sinh qua.
  • Van điện từ để điều khiển xả nước.
  • Bình hút ẩm chứa đầy các hạt hút ẩm để làm khô khí.
  • Bộ điều khiển, cảm biến đo độ ẩm và đo nhiệt độ để chu trình hoạt động của máy hoạt động chính xác nhất.

Cách sử dụng máy sấy khí

Lắp đặt máy sấy khí

Việc thực hiện lắp đặt máy cần được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm và tay nghề. Thông thường bạn mua thiết bị ở đơn vị nào sẽ được đơn vị đó hỗ trợ lắp đặt sản phẩm.

Lắp đặt máy sấy khí cần đảm bảo độ chính xác cao, nếu không có kinh nghiệm hoặc không phải chuyên gia thì bạn không được tự lắp đặt thiết bị này.

"Lắp

Thực hiện chạy thử

Sau khi lắp ráp, cần tiến hành chạy thử để đảm bảo thiết bị làm việc bình thường, hiệu quả. Trong quá trình chạy thử, bạn cần chú ý đến các hạng mục sau:

  • – Kiểm tra xem hệ thống ống dẫn khí nén đã được lắp ráp đạt chuẩn chưa; nguồn điện cung cấp có hoạt động ổn định, đúng thông số không hay phát sinh vấn đề trục trặc bất thường nào khác.
  • – Kiểm tra van ở hệ thống ống dẫn có mở và đóng được hay không.
  • – Đánh giá áp suất của khí nén xem nó có ổn định hay không.
  • – Kiểm tra công suất của cầu chì và công suất của thiết bị ngắt dùng để mắc điện có phù hợp với công suất được chỉ định hay không.
  • – Đánh giá tình trạng hoạt động ống thoát khí của bộ lọc và bình nhận khí.

Nói chung, người vận hành máy sấy cần phải kiểm tra tất cả các bộ phận cấu thành hệ thống, để đảm bảo các linh kiện luôn làm việc chính xác. Nếu máy có những biểu hiện khác thường, bạn cần kiểm tra và báo ngay cho đơn vị sửa chữa để được tư vấn và hỗ trợ xử lý kịp thời.

Quy trình vận hành

Quá trình vận hành sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Nguồn bật sáng tức là máy bắt đầu vận hành. Sau khi chạy, nếu đo áp suất từ 3,5 – 4,5 thì có nghĩa thiết bị đang làm việc bình thường.

Còn nếu như áp suất không nằm trong giới hạn trên thì có nghĩa là máy đang gặp vấn đề. Bạn cần ngừng máy để kiểm tra hoặc gọi ngay cho các trung tâm sửa chữa thiết bị này.

Bước 2: Khi máy đã làm việc được 5 phút, bạn có thể thổi dần khí nén vào máy để thực hiện làm khô không khí. Việc này bạn nên thực hiện một cách từ từ. Bởi khi thổi khí nén, nếu như mở toàn bộ các van của máy thì các bộ phận ở bên trong có thể bị hư hỏng do ảnh hưởng của độ ẩm.

Nếu muốn khởi động lại máy sau khi ngắt, nên đợi khoảng 5 phút
Nếu muốn khởi động lại máy sau khi ngắt, nên đợi khoảng 5 phút

Chú ý:

Khi máy bị ngắt đột ngột hoặc bị mất điện đột ngột, muốn vận hành lại thì người dùng nên đợi khoảng 5 phút để hệ thống có thể quay trở lại mức nhiệt độ bình thường. Còn trong trường hợp bạn muốn ngắt máy trên một ngày thì hãy tháo hết nước cứng ở bên trong.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin về cấu tạo và cách sử dụng máy sấy khí. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này và sử dụng nó hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *