Lỗ châu mai là gì, hình ảnh? Lấy thân mình lấp lỗ châu mai là ai?

Hình anh lỗ châu mai

Lỗ châu mai là một khe hở nhỏ, thường được xây ở phía trên hoặc phía dưới của công trình quân sự như lô cốt, pháo đài. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn lỗ châu mai là gì, lỗ châu mai để làm gì, ý nghĩa của từ lỗ châu mai là gì nhé!

Lỗ châu mai là gì?

Lỗ châu mai là một khe hở, nhưng không quá nhỏ vẫn đủ để chúng ta có thể nhìn qua được. Lỗ châu mai thường được xây phía trên, hoặc phía dưới của công trình quân sự như lô cốt, pháo đài.

Ngoài ra, bạn còn có thể thấy được lỗ châu mai trên các tháp pháo xe bọc thép, xe tăng,…mà tại đó các xạ thủ có thể đặt súng, cung tên lọt vào vào lỗ để bắn trả đối phương.

Hình anh lỗ châu mai
Hình anh lỗ châu mai

Lỗ châu mai thường có trong các bức tường bao của các kiến trúc phòng ngự thời trung cổ. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi quân Đồng minh đổ bộ lên đảo Iwo Jima, quân Nhật đã áp dụng cách làm này để đánh trả đối phương. Cách cố thủ trong các lô cốt rồi dùng vũ khí đặt qua lỗ châu mai để tiêu diệt quân đối phương còn vô cùng hiệu quả khi đối phó với chiến thuật biển người.

Các bức tường bên trong và phía sau của lỗ châu mai thường được cắt bỏ ở một góc xiên để các xạ thủ có được một tầm nhìn và góc bắn rộng hơn. Lỗ châu mai có rất nhiều dạng, dạng phổ biến và dễ nhận biết đó là hình chữ thập.

Lấp lỗ châu mai là gì? 

Lấp lỗ châu mai là hành động dùng cả thân mình để bịt kín lại lỗ châu mai của quân địch, giúp quân mình tiến bước phản công và làm giảm thương vong xuống mức thấp nhất có thể.

Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là ai?

Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là gì? Người anh hùng đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ là ai?… là thắc mắc của nhiều người. Đã gần 70 năm kể từ ngày chúng ta chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nhưng những câu chuyện về một thời hào hùng vẫn được tái hiện qua lời kể của những chứng nhân lịch sử.

Anh hùng Phan Đình Giót
Anh hùng Phan Đình Giót

Người anh hùng lấp lỗ châu mai năm 1950 chính là anh hùng Phan Đình Giót. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, khi quân Pháp sử dụng lỗ châu mai để cản bước tiến của quân ta, anh hùng Phan Đình Giót đã dùng thân mình lấp kín lỗ châu mai của Pháp. Nhờ đó mà quân ta có cơ hội tiến công, nhưng Phan Đình Giót đã hy sinh, toàn thân anh đã bị bom đạn kẻ thù bắn nát.

Khi lỗ châu mai bị che lấp, hỏa điểm của Pháp đã bị dập tắt, bộ đội Việt Nam đã nhanh chóng xông lên tiêu diệt cứ điểm Ham Lim. Đây chính là trận đánh mở màn cho thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phan Đình Giót sinh năm 1922 trong một gia đình nghèo khó ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, ông cùng với bạn bè cùng tham gia tự vệ và xung phong đi bộ đội chủ lực năm 1950. Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch khác nhau như Tây Bắc, Trung Du, Hòa Bình.

Ngày 13/3/1954, trong trận đánh mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ ở cứ điểm Him Lam thuộc phân khu Bắc, Đại đội 58 đã xông lên để mở đường, Phá lô cốt hỏa lực của địch siết chặt vòng vây. Hỏa lực của địch từ lô cốt số 3 rất mạnh, bộ đội ta bị thương rất nhiều nên khí thế tấn công có phần lắng xuống.

Dù bị thương rất nặng nhưng Phan Đình Giót vẫn quyết tâm dùng thân mình lấp lỗ châu mai, miệng luôn hô to “Quyết hy sinh vì đảng, vì dân”, để tạo điều kiện cho đồng đội đứng lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.

Anh hùng Phan Đình Giót được trao tặng Huân chương Quân công hạng nhì
Anh hùng Phan Đình Giót được trao tặng Huân chương Quân công hạng nhì

Phan Đình Giót đã anh dũng hy sinh vào ngày 13/3/1954. Ngày 31/3/1955, Phan Đình Giót đã được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khi hi sinh, anh hiện là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58 thuộc Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141. Phan Đình Giót đã được trao tặng Huân chương Quân công hạng nhì. Hình ảnh người anh hùng Phan Đình Giót “lấy thân mình lấp lỗ châu mai” đã trở thành một biểu tượng bất diệt. 

Ai là người lấy thân mình chèn pháo?

Ngoài anh hùng Phan Đình Giót, còn một người góp phần rất lớn vào thành công của chiến thắng Điện Biên Phủ, đó chính là anh hùng Tô Vĩnh Diện. 

Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông Trường, Nông Cống, Thanh Hóa. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi phải đi ở cho địa chủ, suốt 12 năm đi ở đợ anh luôn phải chịu những cảnh áp bức, bất công. Năm 1946 anh tham gia vào dân quân ở địa phương, đến năm 1949 thì anh xung phong đi bộ đội.

Tháng 5/1953, quân đội ta đã thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng của 1 đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1.000km, anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc và động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn.

Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường nguy hiểm, nghỉ dọc đường, anh luôn nhắc nhở đồng đội chuẩn bị chu đáo và luôn tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng con dốc sau đó phổ biến cho anh em để tránh những bất ngờ xảy ra.

Anh hùng Tô Vĩnh Diện 
Anh hùng Tô Vĩnh Diện

Qua 5 đêm kéo pháo đến dốc Chuối, đường hẹp cong và rất nguy hiểm, anh cùng với đồng chí pháo thủ Lê Văn Chi xung phong lái pháo. Đến nửa chừng, dây tời đã bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái để pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại tiếp tục bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Chi bị hất văng ra. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy, Tô Vĩnh Diện hô to “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh đã buông tay lái và xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội mới kịp ghìm giữ pháo lại. 

Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và giành đấu thắng lợi. Khi hy sinh anh đang là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.

Anh đã được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện đã được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trên đây là các thông tin về lỗ mai châu. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ lỗ châu mai ở đấu và bịt lỗ châu mai là gì. 

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *