Hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử là nội dung quan trọng trong bộ môn Lịch Sử lớp 10. Vậy các bạn đã hiểu rõ hiện thực lịch sử là gì? Nhận thức lịch sử là gì chưa?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nội dung lịch sử này qua các thông tin trong bài viết nhé.
Nội Dung Bài Viết:
Lịch sử là gì?
Trước khi tìm hiểu về “Hiện thực lịch sử là gì? Nhận thức lịch sử là gì?”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm lịch sử.
Lịch sử chính là một lĩnh vực nghiên cứu về quá khứ của con người và xã hội, gồm tất cả các sự kiện, quá trình từ thời kỳ tiền lịch sử cho đến thời điểm hiện tại. Lịch sử nghiên cứu và phân tích về các sự kiện, cách thức và nguyên nhân giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của con người và xã hội.

Lịch sử là một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều chủ đề khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ và nhiều lĩnh vực khác. Các nhà nghiên cứu lịch sử đã sử dụng các tài liệu lịch sử như tư liệu thư từ, tài liệu khảo cổ học, tài liệu báo chí, tài liệu di sản văn hóa và rất nhiều nguồn tài liệu khác để nghiên cứu, phân tích về các sự kiện lịch sử.
Lịch sử không những giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ mà còn giúp tìm hiểu về bản chất của các vấn đề xảy ra trong hiện tại và có định hướng cho tương lai. Việc nghiên cứu lịch sử cũng giúp con người hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và truyền thống. Từ đó, có định hướng phát triển xã hội tốt hơn, tăng cường nhận thức về trách nhiệm và đóng góp vào sự phát triển của nhân loại.
Hiện thực lịch sử là gì?
Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra ở trong quá khứ. Nó tồn tại hoàn toàn khách quan và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chúng ta chỉ có thể hiểu, nhận thức, trình bày và tái hiện lịch sử theo các cách khác nhau chứ không thể thay đổi được hiện thực lịch sử.

Ví dụ về hiện thực lịch sử:
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
=> Ở ví dụ này, chúng ta có thể thấy được sự kiện này diễn ra trong quá khứ và nó hoàn toàn là sự thật. Chúng ta cũng không thể thay đổi được sự thật này.
Nhận thức lịch sử là gì?
Nhận thức lịch sử chính là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày và tái hiện theo nhiều cách khác nhau như: kể chuyện, ghi chép, trình bày, nghiên cứu,…

Có thể bạn quan tâm:
Ví dụ về nhận thức lịch sử:
Nói về cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số các quan điểm đều cho rằng đây chính là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự “ăn may” mà thôi.
=> Ở ví dụ này, chúng ta có thể thấy được có rất nhiều quan điểm khác nhau về cùng một sự kiện lịch sử. Họ có những cái nhìn và cách suy nghĩ khác nhau về sự kiện lịch sử này. Đây chính là nhận thức lịch sử.
So sánh sự giống và khác nhau của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Có rất nhiều người nhầm lẫn về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử trong quá trình tìm hiểu. Vậy nên, chúng tôi sẽ chỉ ra điểm giống và khác nhau để các bạn có thể dễ dàng nhận biết hơn nhé:
Hiện thực lịch sử | Nhận thức lịch sử | |
Giống nhau | Có liên quan đến lịch sử, những gì đã diễn ra ở trong quá khứ | |
Khác nhau |
|
|
Hy vọng bài viết này mang đến các thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hiện thực lịch sử là gì? Nhận thức lịch sử là gì? Và phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thật kỹ nhé.