Giao tiếp là gì? Cách giao tiếp của người thông minh

Giao tiếp là gì?

Nếu bạn đang có rất nhiều mối quan hệ trong cuộc sống và những mối quan hệ này vẫn đang được duy trì một cách tốt đẹp. Khi đó, bạn thường được xem là người có khả năng ngoại giao tốt hay được đánh giá là một người có năng khiếu giao tiếp tốt. Vậy giao tiếp là gì? Hãy cùng muasieunhanh.com đi tìm lời giải thích và khám phá bí quyết giao tiếp của những người thông minh trong bài viết này nhé!

Giao tiếp là gì? Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con người với con người, ở hoạt động này sẽ diễn ra sự trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, thái độ ứng xử cũng như thái độ của người với người với những vấn đề giao tiếp.

Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là gì?

Trong một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ có các nhân tố tham gia giao tiếp, bao gồm:

Nhân vật giao tiếp: những người tham gia cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, ngôn ngữ chính là công cụ để họ tạo ra lời nói, nhằm tác động lẫn nhau.

Vai giao tiếp: Mọi cuộc giao tiếp đều có sự phân vai của các nhân vật phát ngôn (vai nghe, vai nói). Hai vai này thường luân chuyển và đổi cho nhau. Thực tế thì hai vai này khá phức tạp. Ví dụ: Một người tên Hoa nói với một người tên Quỳnh như sau: “Quỳnh nói với Trang là Cao Linh bảo đợi nó ở dưới nhà xe” Có thể thấy đây là một phát ngôn có liên quan đến 4 người, Hoa là người nói trực tiếp, Quỳnh là người nghe trực tiếp nhưng thật ra, người phát ngôn thật sự của cuộc hội thoại này thật sự là Trang và Cao Linh, người nhận thật ra phải là Cao Linh, Quỳnh chỉ là người được nhờ chuyển lời mà thôi.

Các hình thức giao tiếp

– Giao tiếp ngôn ngữ, ví dụ: giao tiếp tiếng Việt với tiếng Việt, giao tiếp ngoại ngữ (giao tiếp tiếng Trung cơ bản).

– Giao tiếp phi ngôn ngữ: giao tiếp bằng mắt, giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể hoặc ngôn ngữ ký hiệu (giao tiếp bằng tay).

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Nhắc đến kỹ năng giao tiếp chính là muốn đề cập đến khả năng truyền đạt thông điệp, lắng nghe, trao đi và nhận lại phản hồi giữa người nói và người nghe  đê nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định. Vậy nên, trong thời đại thế kỷ 21, kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng mà con người cần trang bị. Kỹ năng này bao gồm cách ứng xử, quy tắc cũng như nghệ thuật ứng xử, đối đáp được đúc rút thông qua thực tế giao tiếp hàng ngày để con người có thể giao tiếp với nhau hiệu quả hơn.

Kỹ năng giao tiếp cũng chính là mắt xích vô cùng quan trọng trong những kỹ năng cần thiết và đáng để con người rèn luyện. Bởi khi có khả năng giao tiếp tốt thì tất cả chúng ta đều sẽ tự tin và chủ động hơn trong mọi cuộc trò chuyện. Người có kỹ năng giao tiếp tốt là người có thể khiến cho người đối diện cảm thấy được sự quan tâm, tôn trọng. Vì vậy, những người giao tiếp tốt thường có rất nhiều mối quan hệ mới, cũng từ đó mà vị thế trong mắt những người khác của họ cũng tăng lên, giúp sự nghiệp có thể thăng tiến một cách dễ dàng.

Dù là trong cuộc sống hay công việc thì việc trang bị cho bản thân một kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho các mối quan hệ của bạn trở nên gần gũi hơn. Đặc biệt, giao tiếp trong kinh doanh được xem là một kỹ năng không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng quan hệ với đối tác và khách hàng.

Vai trò của giao tiếp

– Giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, đồng thời cũng là phương tiện để hiện rõ nét nhân cách và đặc điểm của một con người. Vì lẽ đó, việc giao tiếp luôn được được gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm, uốn nắn, giáo dục các cá nhân ngay từ khi còn nhỏ.

Tầm quan trọng của giao tiếp
Tầm quan trọng của giao tiếp

Xem thêm:

– Hoạt động giao tiếp cũng chính là công cụ giúp truyền tải kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho phép loài người phát triển đến một xã hội văn minh. Điều này được thể hiện qua quá trình truyền đạt và lĩnh hội kiến thức như: bán hàng, quản lý, ký kết hợp đồng kinh doanh…

– Hoạt động giao tiếp giúp con người thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội như: giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp…. trong những ngữ cảnh khác nhau với những mục đích khác nhau như: trao đổi thông tin, thuyết phục, giải quyết vấn đề…

– Là nhân tố quan trọng giúp con người thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Bởi trong thực tế, một người lãnh đạo có khả năng giao tiếp tốt và giải quyết hài hòa các mối quan hệ thường sẽ có thể tâm lý thoải mái cho nhân viên cấp dưới và khai thác được tối đa tài năng của họ. Mặt khác, giúp xây dựng được thương hiệu cá nhân và nâng cao tiếng nói bản thân. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả công việc và giúp cho quá trình lãnh đạo trở nên thuận lợi hơn.

Chức năng của giao tiếp

Thông qua việc tìm hiểu và phân tích khái niệm, vai trò của giao tiếp chúng ta có thể thấy giao tiếp có 2 chức năng chính đó là: tâm lý xã hội và thuần túy xã hội. Cụ thể:

– Chức năng tâm lý xã hội: là chức năng phục vụ nhu cầu của những con người sống trong 1 xã hội đó. Bởi trạng thái tâm lý của con người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường sống, nếu con người không được tiếp xúc với môi trường có giao tiếp hoặc bị cô lập thì họ có thể mất đi khả năng ngôn ngữ hoặc gặp phải trạng thái tâm lý không bình thường.

– Chức năng thuần túy xã hội: là chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay một nhóm người như: chức năng thông tin, quản lý xã hội, tổ chức điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể.

Mách bạn những kỹ năng giao tiếp của người thông minh

Học cách lắng nghe

Biết lắng nghe mọi cuộc giao tiếp có sự góp mặt của mình cũng như quan tâm đến vấn đề đang được bàn bạc sẽ giúp cho bạn gắn kết các mối quan hệ với người khác. Như vậy, đồng nghiệp và bạn bè cũng sẽ đánh giá cao bạn. Để học cách lắng nghe và thể hiện rằng mình đang nghe thì khi giao tiếp bạn nên sử dụng ngôn ngữ hình thể như: gật đầu, mỉm cười và đưa ra phản hồi một cách có suy nghĩ.

Sử dụng ngôn ngữ hình thể

Body language hay còn gọi là ngôn ngữ hình thể là một yếu tố đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra hiệu quả giao tiếp. Vì vậy, bạn không nên né tránh những người nói chuyện với mình. Các động tác trên cơ thể bạn từ dáng ngồi, dáng đứng, biểu cảm khuôn mặt hay ánh mắt đều sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và cảm xúc của người nói. Vậy nên, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà bạn nên điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể mình sao cho phù hợp. Ví dụ: luôn đứng về hướng người phát ngôn, nhìn vào mắt người đó khi nghe, gật đầu hoặc mỉm cười, đưa ra góp ý, phản biện. Lưu ý, tuyệt đối không dùng tay để chỉ trỏ vào mặt người khác khi nói chuyện.

Điều chỉnh phong cách nói chuyện cho phù hợp với đối tượng người nghe

Khi giao tiếp, bạn nên xác định rõ đối tượng tham gia giao tiếp để có thể thiết lập được một phong cách và hình thức giao tiếp sao cho phù hợp. Ví dụ: ngôn ngữ giao tiếp trong hội nghị, hội thảo hoặc với lãnh đạo cấp trên cần thể hiện sự trang trọng; Ngôn ngữ giao tiếp khi làm việc nhóm bằng hình ảnh và video sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc bạn gửi một email nhiều chữ.

7 kỹ năng giao tiếp cơ bản
7 kỹ năng giao tiếp cơ bản

Nhớ tên người giao tiếp đối diện

Trong lần đầu gặp gỡ đối tác, đồng nghiệp mới, cách để bạn không bị mất điểm với đối tác của mình chính là nhanh chóng ghi nhớ tên của họ một cách thân mật. Đừng nên nói một cách chung chung kiểu “rất vui được gặp anh/chị”. Mà hãy nêu tên của người đó một cách cụ thể như “Rất vui được gặp anh Nam ạ”.

Luyện tập và điều chỉnh thái độ khi nói chuyện

Khi nói chuyện, bạn nên đi thẳng vào những vấn đề quan trọng và trình bày chúng một cách rõ ràng, ngắn gọn, súc tích. Đồng thời tránh nói những vấn đề dài lê thê khiến cho người nghe phân tán tư tưởng và lãng phí thời gian của cả 2 bên. Bạn cũng nên tương tác với khán giả của mình bằng cách đặt ra một vài câu hỏi nhỏ liên quan đến nội dung hoặc thỉnh thoảng hỏi xem họ có hiểu hay không để sẵn lòng giải thích.

Sẵn sàng phản hồi

Nhanh chóng đưa ra phản hồi đối với thông điệp của chủ thể giao tiếp cũng chính là một hình thức cổ vũ các ý tưởng tích cực và tạo được sự tương tác giữa người nói với người nghe, giúp cho hiệu quả giao tiếp được cải thiện.

Sự tôn trọng

Sự lắng nghe cũng cần được song hành với sự tôn trọng trong giao tiếp, sẽ được thể hiện trong các hành động như: tắt hoặc để điện thoại về chế độ im lặng hoặc không làm những hành động gây gián đoạn cuộc giao tiếp. Về phía chủ thể giao tiếp (người nói) có thể sử dụng các phương tiện để hỗ trợ để tất cả những người tham gia ai cũng có thể nghe được bài phát biểu.

Thông qua bài viết vừa rồi muasieunhanh.com vừa cùng bạn đọc tìm hiểu xem giao tiếp là gì, cũng như mang đến cho bạn đọc bí quyết học hỏi những cách thức, kỹ năng giao tiếp của những người thông minh và thành đạt… Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đây sẽ thực sự là những kiến thức hữu hiệu và là kim chỉ nam giúp cho những ai còn thiếu tự tin trong giao tiếp có thể học hỏi và áp dụng, để có thể trở nên tự tin hơn trong mọi hoạt động giao tiếp và hoàn thiện mình hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *