Gia đình là gì? Thế nào là gia đình? Vai trò của gia đình

Gia đình là một tập hợp những người có quan hệ huyết thống với nhau hoặc được nhận nuôi

Ông trùm Phan Quân trong bộ phim Người Phán Xử có câu nói gây bão trên mạng xã hội như sau: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất! Những thứ khác có hay không, không quan trọng”. Vậy gia đình là gì? Vai trò của gia đình là gì? Hãy cùng muasieunhanh.com tìm hiểu chi tiết về nội dung dung này qua thông tin trong bài viết nhé.

Gia đình là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định: 

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau bởi hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.”

Như vậy, gia đình chính là một nhóm người được thống nhất với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nhận con nuôi, tạo thành một hộ gia đình duy nhất và có tương tác với nhau trong xã hội. Một gia đình thường gồm là vợ chồng, cha mẹ, con cái và anh chị em.

Gia đình là một tập hợp những người có quan hệ huyết thống với nhau hoặc được nhận nuôi
Gia đình là một tập hợp những người có quan hệ huyết thống với nhau hoặc được nhận nuôi

Vai trò của gia đình 

Sau khi tìm hiểu về khái niệm gia đình là gì ở bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ tình cảm gia đình là gì rồi. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vai trò của gia đình đối với mỗi người. Cụ thể như sau:

  • Là chiếc nôi để hình thành, giáo dục và nuôi dưỡng nhân cách cho mỗi người. Gia đình là tổ ấm, là nơi mà chúng ta được yêu thương và chia sẻ tình yêu thương. Gia đình giúp định hướng, nuôi dưỡng nhân cách và  giáo dục con người từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành, trở thành công dân tốt đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.
  • Là nguồn động lực giúp chúng ta có thể vững bước trên con đường đời, là chỗ dựa vững chắc tiếp thêm sức mạnh để chúng ta vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống. Sức mạnh to lớn ấy sẽ chắp cánh cho chúng ta vươn đến những ước mơ và khát vọng lớn lao.
  • Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc cho các thành viên, là nơi chúng ta tìm kiếm sự an ủi và chở che mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ những tình cảm của các thành viên trong gia đình, chúng ta có thể vững tin và cố gắng hơn cho những ước mơ, hoài bão của mình.

Chức năng cơ bản của gia đình

Qua thông tin trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ khái niệm và vai trò của gia đình là gì rồi. Vậy chức năng cơ bản của gia đình là gì?

Chức năng kinh tế

Đây là chức năng rất quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất để đảm bảo cho sự sống còn của gia đình. Chức năng này có sự bao quát về nhu cầu ăn, ở, đi lại và các nhu cầu khác của đời sống.

Các thành viên đủ tuổi lao động sẽ đi làm kiếm thêm thu nhập giúp tăng kinh tế cho gia đình
Các thành viên đủ tuổi lao động sẽ đi làm kiếm thêm thu nhập giúp tăng kinh tế cho gia đình

Để kinh tế của gia đình ngày càng nâng cao, những thành viên ở độ tuổi lao động phải có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra, còn cần phải có nguồn thu nhập thêm để chi trả cho những khoản chi phí lặt vặt hàng ngày.

Chức năng sinh sản và duy trì nòi giống

Chức năng này góp phần cung cấp thêm nguồn nhân công lao động cho xã hội góp phần thay thế cho những lớp người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu, hết khả năng lao động linh hoạt. Việc thực hiện chức năng này vừa có thể đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội, vừa đáp ứng được nhu cầu về tâm sinh lí và tình cảm của mỗi cá nhân. 

Chức năng giáo dục

Đây là chức năng hết sức quan trọng quyết định đến nhân cách của mỗi người. Gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần và hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội. Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân sẽ được những người thầy thân yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục cho các kiến thức, kĩ năng sống để có thể thích ứng và hòa nhập vào đời sống cộng đồng. 

Con cái sẽ học hỏi và làm theo các hành động, cách ứng xử của bố mẹ, ông bà
Con cái sẽ học hỏi và làm theo các hành động, cách ứng xử của bố mẹ, ông bà

Có thể bạn quan tâm:

Việc làm gương chính là cách giáo dục tốt nhất trong gia đình (Cha mẹ thương yêu nhau chân thành, tôn trọng và giúp đỡ nhau; Ông bà, cha mẹ vừa yêu quý, bao dung vừa nghiêm khắc với con cháu), giữa gia đình với họ hàng, láng giềng và cộng đồng (Sống trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sống chan hòa và ghét thói gian tham, giả dối). Từ đó giúp cho con cháu tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng qua những bài học cuộc đời nhưng lại có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách. 

Các chức năng khác

Ngoài 3 chức năng cơ bản ở trên, gia đình còn có chức năng thoả mãn nhu cầu về tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe. Đây chính là chức năng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu lứa đôi. 

Tổ ấm gia đình chính là điểm xuất phát để con người trưởng thành hơn, vững tin bước vào cuộc sống xã hội. Đồng thời, cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những sóng gió cuộc đời. 

Càng về cuối đời, con người sẽ càng trở nên thấm thía và khát khao tìm về sự bình yên, thoả mãn nhu cầu cân bằng cảm xúc trong sự chăm sóc và đùm bọc của gia đình, đồng thời còn quan tâm chăm sóc tới sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn gia đình là gì? Vai trò của gia đình như nào? Chức năng của gia đình là gì? Từ đó biết quý trọng và yêu thương các thành viên trong gia đình của mình hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *