Đường đôi là loại đường rất phổ biến trong hệ thống đường xá của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết đường đôi là gì? Biển báo đường đôi như nào? Quy định các phương tiện di chuyển trên đường đôi như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại đường này qua thông tin trong bài viết nhé.
Nội Dung Bài Viết:
Đường đôi là gì?
Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT đã quy định về đường đôi như sau: “Đường đôi là đường có cả chiều đi và chiều về được phân biệt với nhau bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì sẽ không phải đường đôi)“.

Như vậy, đường đôi chính là đường có 2 làn di chuyển và được ngăn cách với nhau bằng một dải phân cách ở giữa. Các phương tiện di chuyển theo 2 chiều ngược nhau, mỗi chiều đều có có nhiều làn đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp và xe thô sơ.
Dải phân cách theo luật quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải là bộ phận giúp phân tách hai làn đường riêng biệt mà phương tiện tham gia giao thông không thể và không được phép chạy trên đó. Có mấy loại dải phân cách đường đôi? Dải phân cách đường đôi gồm có bó vỉa, dải bê tông, hộ lan, dải đất.
Lưu ý: Trường hợp khi tháo dỡ dải phân cách ở giữa đường ra thì đường đôi sẽ trở thành đường 2 chiều. Trường hợp đường bị hư hỏng cần phải sửa chữa, buộc các phương tiện sẽ phải đi ở phía làn đường đôi còn lại thì đoạn đường đôi mà các phương tiện di chuyển đó trở thành đường 2 chiều.
Các loại biển báo hiệu đường đôi
Biển báo hiệu đường đôi W.235
Đây là loại biển báo được sử dụng nhằm thông báo cho người tham gia giao thông biết mình sắp đi vào đoạn đường đôi có dải phân cách cứng ở giữa để có thể phân biệt được chiều mà mình cần đi.

Biển báo hiệu đường đôi W.235 là biển báo nguy hiểm, được đặt ở đầu của đường đôi, nơi dễ quan sát để người tham gia giao thông có thể kịp thời điều khiển phương tiện đi đúng làn đường theo quy định.
Biển báo hiệu hết đường đôi W.236
Biển báo hiệu hết đường đôi W.236 thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông biết được sắp kết thúc đoạn đường đôi. Nghĩa là phương tiện đó sắp đi hết đoạn đường đôi có dải phân cách và chuẩn bị chuyển sang đoạn đường hai chiều. Lúc này, người tham gia giao thông cần phải điều chỉnh đi đúng làn đường để tránh xảy ra va chạm với xe đi ngược chiều khi không còn dải phân cách nữa.

Biển báo hiệu kết thúc đường đôi W.236 cũng là biển báo nguy hiểm và được đặt ở cuối của đoạn đường đôi.
Quy định di chuyển trên đường đôi
Ở phần bên trên chúng ta đã làm rõ được khái niệm đường đôi là gì và cách đọc các biển báo hiệu đường đôi. Vậy khi tham gia giao thông trên đường đôi, người điều khiển phương tiện cần lưu ý và tuân thủ theo những quy định gì? Đó là:
Cách di chuyển trên đường đôi cho đúng luật
Người tham gia giao thông cần phải hiểu rõ các quy định liên quan đến đường đôi để đảm bảo tuân thủ pháp luật và an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông. Khi di chuyển trên đường đôi, người tham gia giao thông chỉ được phép điều khiển phương tiện trên một làn đường nhất định và chỉ được thay đổi làn đường ở những điểm cho phép.
Trên đường đôi có phân định rõ ràng từng làn đường riêng dành cho xe đạp, xe máy và xe ô tô. Theo Luật giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy sẽ được phép đi trên bất cứ làn đường nào thuộc đường đôi (không bắt buộc với một làn đường cụ thể nào).
Tuy nhiên, để đảm bảo được an toàn thì người tham gia giao thông đi với tốc độ thấp nên đi về phía bên phải so với các phương tiện có tốc độ cao hơn. Việc chủ động đi ở phía bên phải sẽ đảm bảo các bạn làm chủ được tốc độ và có thể bảo vệ bản thân trong tình trạng giao thông phức tạp.

Nếu có nhu cầu chuyển làn đường, người điều khiển phương tiện cần phải xi nhan báo hiệu trước. Cần thông báo trước khi chuyển để những người chạy ở phía sau có thể nhìn thấy và tránh xảy ra va chạm. Thời gian bật xi nhan cũng phải cân đối cho đủ và đúng quy định.
Tốc độ cho phép di chuyển ở trên đường đôi
Tốc độ di chuyển ở trên đường đôi đã được quy định tại Điều 8 của Thông tư 31/2019-TT-BGTVT. Theo đó:
- Các phương tiện cơ giới (trừ phương tiện đã quy định tại Điều 8 của Thông tư này) sẽ được đi với vận tốc tối đa là 60km/h.
- 90km/h là vận tốc tối đa dành cho các xe ô tô từ 4 – 7 chỗ, xe ô tô chở từ 30 người trở lên (trừ xe bus) và xe ô tô có tải trọng tối đa là 3.5 tấn.
- Vận tốc tối đa 80km/h dành cho các loại xe ô tô từ 30 chỗ trở lên (trừ xe bus) và ô tô có tải trọng trên 3.5 tấn ( trừ dòng xe ô tô xi-téc).
- Vận tốc tối đa 70km/h áp dụng với xe buýt, xe ô tô đầu kéo, xe mô tô và ô tô chuyên dụng (trừ xe trộn vữa hoặc bê tông).
- Các loại ô tô kéo rơ mooc, các dòng xe kéo khác, ô tô trộn vữa và bê tông, ô tô xitec được đi với vận tốc tối đa là 60km/h.
- Các dòng xe chuyên dụng khác, xe gắn máy và xe máy điện được phép đi với vận tốc tối đa là 40km/h.
Mức xử phạt khi đi sai luật trên đường đôi
Mức phạt đối với người chuyển làn tại nơi không cho phép hoặc không có báo trước sẽ bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng. Nếu đi sai làn đường, không đi ở bên phải đường của làn đường được phép di chuyển hay đang đi đúng đường nhưng lại di chuyển sai làn sẽ bị phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng.
Nếu các bạn vi phạm tất cả các lỗi bên trên thì mức phạt dao động trong khoảng từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 4 tháng tùy theo mức độ vi phạm.

Có thể bạn quan tâm:
Như vậy, tùy thuộc vào lỗi mà các bạn vi phạm và loại phương tiện giao thông điều khiển thì cảnh sát giao thông sẽ căn cứ vào quy định và đưa ra mức phạt tương ứng. Để không bị xử phạt hành chính, các bạn hãy chú ý tìm hiểu kỹ luật tham gia giao thông đường bộ nhé.
Hy vọng bài viết này mang đến các thông tin hữu ích để bạn đọc hiểu rõ đường đôi là gì? Các loại biển báo đường đôi và quy định di chuyển trên đường đôi cho đúng luật. Nếu có vấn đề gì chưa rõ về nội dung trong bài, các bạn hãy đặt câu hỏi bên dưới bình luận để chúng tôi giải đáp thật chi tiết nhé.