Động từ là gì lớp 4? Phân loại? Cho ví dụ minh họa

Động từ là gì? 

Trong tiếng Việt cùng với tính từ và danh từ thì động từ là loại từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản và giao tiếp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu động từ là gì và cách sử dụng động từ chính xác nhất trong bài viết sau đây.  

Động từ là gì?

Chúng ta đều đã được học động từ là gì ở sách tiếng Việt lớp 4. Theo đó, động từ là những từ chỉ các hoạt động, trạng thái của người hoặc các sự vật, hiện tượng khác. 

Ví dụ, các động từ để chỉ hành động: Chạy, nhảy, bơi lội, đi… Động từ để chỉ trạng thái: Vui, buồn, tồn tại…

Động từ có thể kết hợp cùng với tính từ và danh từ để tạo ra các cụm động từ. Ví dụ như: Đánh (động từ) trận (danh từ), chạy (động từ) nhanh lên (tính từ)…

Hoặc động từ có thể kết hợp với phó từ (chưa, chẳng, đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn, không). Ngoài ra, nó còn có khả năng kết hợp với các phó từ mệnh lệnh (chớ, hãy, đi, đừng) để tạo thành các câu hoặc là các cụm từ có mục đích sai khiến. Ví dụ: Đừng hát nữa, không nói nhiều, chớ làm càn, chưa làm xong, đã hoàn thành…

Động từ là gì? 
Động từ là gì?

Chức năng của động từ

Chức năng chính của động từ hoặc các cụm động từ là làm vị ngữ trong câu, nó có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho tính từ hoặc danh từ. 

Ví dụ:

Mặt trời đang lên.

Bên cạnh đó, động từ còn có thể đóng các vai trò các thành phần khác trong câu như: Trạng ngữ, chủ ngữ, định ngữ. 

Ví dụ:

Động từ là chủ ngữ: Làm việc là vinh quang.

Động từ là định ngữ: Con diều đang bay qua mái nhà tôi.

Động từ là trạng ngữ: Làm như thế, tôi thấy không ổn chút nào.

Phân loại động từ

Dựa theo đặc điểm, động từ được chia làm 2 loại là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. 

Động từ chỉ hoạt động

Động từ chỉ hoạt động là những từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của sự vật, hiện tượng, con người. 

Ví dụ như: đi, chạy, nhảy, (mưa) rơi, (chim) hót, (gió) thổi, ca, hát, đuổi nhau…

Những động từ chỉ hoạt động của con người cũng có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng để tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi với con người hơn.

Động từ được dùng để chỉ các hoạt động
Động từ được dùng để chỉ các hoạt động

Xem thêm:

Động từ chỉ trạng thái

Động từ này dùng để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, tồn tại, suy nghĩ của của con người, sự vật và hiện tượng. 

Ví dụ: Vui, buồn, bị đánh, giận, hờn… 

Động từ chỉ trạng thái cũng có thể được chia thành các loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại lại bổ sung ý nghĩa về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc là đứng trước nó.

Động từ chỉ trạng thái không tồn tại hoặc tồn tại là những động từ cho biết sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Ví du như: còn, có, hết,…

Ngoài ra, ta còn có thể chia thành nội động từ và ngoại động từ.

Nội động từ

Nội động từ là loại động từ hướng đến người làm chủ hoạt động như: Ngồi, đi, đứng, ăn, chơi… Nhưng nội động từ phải kết hợp với quan hệ từ để bổ nghĩa cho đối tượng.

Ví dụ: Năm nay tôi đã mua một chiếc xe máy mới toanh.

Ngoại động từ

Loại động từ này hướng đến người, vật khác như: Đập, phá, xây, cắt.. Ngoại động từ không cần có quan hệ từ mà vẫn có thể bổ nghĩa được cho đối tượng trực tiếp. 

Ví dụ: Mọi người trong làng đều vô cùng yêu quý cô ấy.

Cụm động từ là gì?

Cụm động từ có vai trò là vị ngữ, định ngữ, chủ ngữ… 
Cụm động từ có vai trò là vị ngữ, định ngữ, chủ ngữ…

Cũng giống như động từ, chúng ta đã học được cụm động từ là cái gì lớp 4. Theo đó, cụm động từ là cụm từ được tạo thành với động từ là trung tâm, kết hợp cùng với phụ trước và phụ sau. 

Cụm động từ có chức năng tương tự như động từ, có vai trò chính là vị ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ hoặc định ngữ trong câu. 

Cấu tạo của nó bao gồm: Phụ trước + Động từ trung tâm + Phụ sau.

Phụ trước Trung tâm Phụ sau
  • Các từ chỉ quan hệ thời gian (sẽ, đã, đang..)
  • Các từ chỉ sự tiếp diễn (còn, cùng, vẫn, cứ…)
  • Các từ mệnh lệnh (chớ, hãy, đừng…)
  • Các từ mang nghĩa khẳng định hoặc phủ định (chẳng, có, không, chưa…)
Các động từ
  • Các từ chi tiết về đối tượng (tính từ, danh từ)
  • Các từ chỉ hướng (ra, thẳng, lên, xuống…)
  • Các từ chỉ địa điểm
  • Các từ chỉ thời gian
  • Các từ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân
  • Các từ chỉ phương tiện
  •  Các từ chỉ cách thức hành động

Trên đây là các dạng đầy đủ của cụm động từ, tuy nhiên, cụm động từ có thể chỉ có phụ sau hoặc phụ trước. 

Phụ ngữ cho động từ có thể đứng sau, đứng trước hoặc có vị trí tự do đứng trước hoặc đứng sau đều được.

Ví dụ:

Các phụ ngữ chuyên đứng trước của động từ: đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn,…

Các phụ ngữ chuyên đứng sau của động từ: chi tiết về đối tượng như tính từ, danh từ.

Các phụ ngữ của động từ có vị trí tự do như: chạy vội vã => vội vã chạy; đi thong thả => thong thả đi,…

Trên đây là khái niệm động từ là gì cùng các kiến thức liên quan đến động từ. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu động từ là gì và biết cách vận dụng động từ chính xác. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *