Có rất nhiều quan điểm đưa ra khái niệm về vật chất và lượng cũng như điều kiện để chất mới ra đời là gì. Tuy nhiên khái niệm chất, lượng, mối quan hệ giữa chất và lượng của Lênin là phản ánh phù hợp và chính xác nhất.
Nội Dung Bài Viết:
Chất là gì trong triết học?
Chất là một phạm trù trong triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của một sự vật, hiện tượng nào đó trong đời sống.
Chất cũng là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu tạo nên sự vật, hiện tượng khiến cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là một cái nào khác.
Lượng là gì trong triết học?
Lượng cũng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan của sự vật, hiện tượng nào đó, biểu thị về số lượng, quy mô hay trình độ, nhịp điệu của sự vận động phát triển của hiện tượng, sự vật cũng như thuộc tính của chính nó.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì lượng được dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của một sự vật (tạo thành cơ sở khách quan cho sự tồn tại của chất của sự vật) về những phương diện như: Số lượng các yếu tố được cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình phát triển, vận động của sự vật.
Ví dụ trực quan về chất và lượng
Ví dụ về chất
- Khi ta nhắc đến đường ăn là nói đến chất của đường (ký hiệu hóa học: C6H12O6) và thuộc tính của đường là: thể kết tinh, có màu trắng, hòa tan trong nước, có vị ngọt,…
- Nguyên tố hóa học Cu (đồng) có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083 và nhiệt độ sôi là 2880 độ C,… Những thuộc tính (hay tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, giúp phân biệt nó với các kim loại khác.
Ví dụ về lượng
Khi ta đề cập đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử nước là H20 thì nghĩa là nó bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxi.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa lượng và chất
Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành thay đổi về chất và ngược lại là phương thức chung của các quá trình phát triển, vận động. Nó là sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lạ.
Những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng sẽ tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện khác nhau. Đó là mối quan hệ tất yếu, khách quan và phổ biến được lặp đi lặp lại rất nhiều trong xuyên suốt quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, tư duy trong tự nhiên xã hội.
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều là một thể thống nhất giữa hai mặt chất, lượng. Hai mặt này không thể tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng.
Sự thay đổi về lượng tất yếu cũng sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi nào về lượng cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất.
Ở giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa thể dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi còn được gọi là độ.
Khái niệm độ được dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa thể làm thay đổi bản chất của sự vật, hiện tượng. Chính vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là chính nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
- Sự thay đổi về chất sẽ tác động sự thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi có sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút. Khi chất mới được ra đời sẽ lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật.
Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện khác nhau làm thay đổi quy mô, kết cấu, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Chất mới được ra đời sẽ tác động trở lại với lượng và dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình này liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong xã hội tự nhiên và tư duy.
Điều kiện để chất mới ra đời là gì?
Khi sự biến đổi về lượng đã đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới sẽ được ra đời, thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời để thay thế cho sự vật cũ.
Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm biến đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút. Nói cách khác, để chất mới ra đời nhất thiết phải là lượng biến đổi đạt tới điểm nút.
Sở dĩ như vậy là do mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới này đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. Trong đó:
- Chất chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho một sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác trong tự nhiên.
- Lượng được dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của các sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), tốc độ vận động (nhanh, chậm), quy mô (lớn, nhỏ), số lượng (ít, nhiều),… của sự vật, hiện tượng.
Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này thường diễn ra một cách dần dần. Quá trình biến đổi ấy có ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng.
Có thể bạn quan tâm:
Tuy nhiên, chất của sự vật và hiện tượng chưa thể biến đổi ngay. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa thể làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là độ như đã đề cập ở trên.
Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) tồn tại ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ lên đến 1083 độ C, đồng sẽ bắt đầu nóng chảy. Ở ví dụ này, độ chính là khoảng giới hạn trong đó nhiệt độ của đồng chưa đạt đến mức 1083 độ C và điểm nút là nhiệt độ 1083 độ C.
Như vậy, muasieunhanh.com đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về mối quan hệ giữa chất và lượng cũng như điều kiện để một chất mới ra đời theo quan điểm triết học Lênin. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp thêm, vui lòng bình luận phía dưới bài viết để chúng tôi hỗ trợ trả lời nhanh nhất.