Chỉn chu hay chỉnh chu? – Mẹo giúp viết đúng chính tả

Chỉn chu hay chỉnh chu

Chỉn chu hay chỉnh chu, từ nào đúng chính tả? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi cần diễn đạt về sự chu đáo, tươm tất. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết chỉn chu là gì, chỉn chu hay chỉnh chu đúng chính tả và mẹo để viết đúng chính tả.

Chỉn chu hay chỉnh chu?

Để hiểu được chỉnh chu hay chỉn chu đúng chính tả chúng ta hãy tìm hiểu xem chỉnh chu và chỉn chu là gì?

Từ “chỉn” là một từ Việt cổ, nó có nghĩa là “chỉ, quả thực, vốn, thật”. Từ “chu” là từ gốc Hán và có 2 nghĩa là “đủ, vẹn, toàn thể” và “có thể làm cho yên tâm, đạt mức yêu cầu”. 

Từ chỉn chu theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê có nghĩa là sự chu đáo và nghiêm chỉnh, không có bất kỳ điểm gì để có thể bắt lỗi.

Chỉn chu hay chỉnh chu
Chỉn chu hay chỉnh chu

Ví dụ như:

Ăn mặc chỉnh chu: Cô ấy đã diện một bộ quần áo chỉn chu tới buổi họp quan trọng.

Kế hoạch chỉn chu: Bản kế hoạch này anh ấy làm rất chỉn chu, chi tiết.

Ngoài ra, theo từ điển tiếng Việt chỉn chu còn là tính từ được sử dụng để nói về những người luôn cẩn thận, giữ được sự ngăn nắp, luôn tuân thủ các quy định.

Ví dụ: Chị Thanh là người chỉn chu nhất trong những người tới dự buổi họp ngày hôm nay.

Như vậy, chỉn chu là một từ có nghĩa và đúng chính tả.

Chỉnh chu trong tiếng Anh là correct hoặc proper.

Còn từ chỉnh chu không hề xuất hiện trong bất kỳ cuốn từ điển tiếng Việt nào. Vì vậy, đây là từ sai chính tả. Điều này cũng do chỉnh chu và chỉn chu có cách phát âm gần giống nhau, từ chỉnh chu cũng dễ phát âm hơn, nghe thuận tai hơn nên thường được sử dụng nhiều, gây ra sự nhầm lẫn.

Mẹo giúp viết đúng chính tả

Để viết đúng chính tả, bạn hãy ghi nhớ một số điều dưới đây.

Phát âm chuẩn để phân biệt các âm cuối, thanh điệu, âm chính, âm đầu 
Phát âm chuẩn để phân biệt các âm cuối, thanh điệu, âm chính, âm đầu

Xem thêm:

Luyện phát âm chuẩn để phân biệt các thanh điệu, âm chính, âm đầu, âm cuối bởi là chữ ghi âm, phát âm như thế nào thì chữ ghi lại thế ấy. 

Thứ hai phải phân tích, so sánh xem từ nào đúng. 

Ghi nhớ các mẹo luật chính tả. Một số mẹo như sau:

Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp được với các nguyên âm i, e, ê. 

Phân biệt âm đầu tr/ch: Hầu như các đồ vật trong nhà và tên các con vật đều bắt đầu bằng ch. Ví dụ: châu chấu, chó, chuột, chăn, chổi, chai, chày…

Phân biệt âm đầu s/x: Hầu như tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s. Ví dụ: Sáo, sâu, su su, sung…

Vậy là chúng ta đã biết từ chỉn chu mới là từ đúng chính tả, còn từ chỉnh chu không có nghĩa. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ không bị nhầm lẫn giữa chỉnh chu và chỉn chu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *