CBM là gì? Cách tính và quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu

CBM được sử dụng để đo lường kích thước của gói hàng

CBM là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy CBM là gì? Cách tính và quy đổi CBM như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ trong xuất nhập khẩu này qua các thông tin trong bài viết nhé.

CBM là gì? 

CBM là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Cubic Meter”, có nghĩa là mét khối (m3) – đơn vị được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng để nhà vận chuyển áp dụng tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển phù hợp cho các mặt hàng nặng, nhẹ khác nhau.

CBM được sử dụng để đo lường kích thước của gói hàng
CBM được sử dụng để đo lường kích thước của gói hàng

CBM là ký hiệu thường thấy nhiều trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu, nhất là ở vận chuyển đường bộ, hàng không và đường thủy. Công ty vận tải giao nhận hàng hóa sử dụng CBM để tính giá cước vận chuyển của từng đơn hàng. Muốn biết được sức chứa tối đa của một container là bao nhiêu CBM, mời các bạn theo dõi bảng sau:

Loại container Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Sức chứa Tối đa
Container 20 feet 589 cm 234 cm 238 cm 26-28 CBM 33 CBM
Container 40 feet 1200 cm 234 cm 238 cm 56-58 CBM 66 CBM
Container 40 feet HC 1200 cm 234 cm 269 cm 60-68 CBM 72 CBM
Container 45 feet HC 1251 cm 245 cm 269 cm 72-78 CBM 86 CBM

Vai trò của CBM là gì?

Vai trò của CBM là:

  • Là đại lượng dùng để đo lường hàng hóa khi vận chuyển trong nước hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa ra vào ở nước ta hiện nay và nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Đây là đại lượng được sử dụng nhiều để đo khối lượng hàng hóa vận chuyển với nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường thủy cho đến đường hàng không.
  • Là đại lượng được sử dụng để đo chính xác khối lượng hàng hóa để tính toán giá cước vận chuyển hàng hóa hiện nay trên thị trường của nhiều đơn vị liên doanh vận tải, liên doanh xuất nhập khẩu khác nhau.
CBM giúp tính được chi phí vận chuyển của món hàng
CBM giúp tính được chi phí vận chuyển của món hàng
  • CBM giúp cho quá trình sắp xếp và tính toán lựa chọn các phương tiện vận chuyển được tốt nhất, sắp xếp vị trí hàng hóa được khoa học để không bị quá rộng hay quá trọng tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và đường biển hiện nay.

Cách tính và quy đổi CBM trong xuất khẩu nhanh chóng, chuẩn xác

Cách quy đổi CBM

Quy đổi từ CBM sang KG cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giúp nhà vận chuyển tính toán được khoản chi phí vận chuyển một cách hợp lý cho mọi mặt hàng. Với quy đổi chung từ CBM sang KG thì khi vận chuyển cho các lô hàng từ 2 loại trở lên, các bạn sẽ không bị lỗ. Tùy theo phương tiện vận chuyển mà CBM sẽ có cách quy đổi riêng. Tỷ lệ quy đổi đường hàng không, đường bộ và đường biển cụ thể như sau:

  • Phương Tiện: 1 CBM/Kg
  • Đường Hàng Không: 167 kg
  • Đường Bộ: 333 kg
  • Đường Biển: 1000 kg

Công thức tính CBM như sau:

CBM = (Chiều dài  x  Chiều rộng  x  Chiều cao)  x Số lượng kiện

Ví dụ: Bạn có 1 lô hàng có 10 thùng carton với kích thước: 2×2.5×2.5m => CBM = (2 x 2.5 x 2.5) x 10 = 125 (CBM).

Cách tính CBM chuẩn xác 

Trong vận chuyển đường hàng không 

Chúng ta sẽ so sánh trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng của lô hàng. Giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị để tính cước phí vận chuyển hàng hóa, nhưng lại khác hằng số quy ước trọng lượng thể tích. 

Tính CBM trong vận chuyển đường hàng không để có giá cước
Tính CBM trong vận chuyển đường hàng không để có giá cước

Ví dụ: 1 lô hàng có 10 kiện với các thông số: Kích thước của mỗi kiện là 50x60x50cm, trọng lượng của mỗi kiện là 100kgs /kiện.

  • Bước 1: Tính tổng trọng lượng của cả lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (là số kiện hàng) x 100Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 1.000 kg.

  • Bước 2: Tính thể tích của cả lô hàng

Thể tích của một kiện hàng = (50 x 60 x 50)/1000000 = 0,15 cbm (m3)

Tổng thể tích của cả lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 0,15 (thể tích 1 kiện hàng) = 1,5 cbm.

  • Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của cả lô hàng

Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong quá trình vận chuyển đường hàng không: 1 CBM = 167Kg

Trọng lượng thể tích của cả lô hàng = 1,5 cbm x 167kg/cmb = 250,5 kg.

  • Bước 4: So sánh tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của cả Lô hàng.

Tổng trọng lượng của cả lô hàng = 1.000 kg.

Trọng lượng thể tích của cả lô hàng = 250,5 kg.

=> Trọng lượng thể tích nhỏ hơn (<) trọng lượng thực tế nên chúng ta sẽ chọn trọng lượng thực tế 1.000 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.

Trong vận chuyển đường biển 

So sánh trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng cả lô hàng, giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị để tính cước phí vận chuyển hàng hóa.

Ví dụ: 1 Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số: Kích thước của mỗi kiện là 120x100x150cm, trọng lượng của mỗi kiện là 800kgs /kiện.

  • Bước 1: Tính tổng trọng lượng của cả lô hàng

Tổng trọng lượng của cả lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 800Kg (trọng lượng của mỗi kiện) = 8.000 kg.

  • Bước 2: Tính thể tích của cả lô hàng

Thể tích của một kiện hàng = (120x100x150)/1000000 = 1,8 cbm (m3)

Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 1,8 (thể tích của 1 kiện hàng) = 18 cbm.

  • Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của cả lô hàng

Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường biển là 1 CBM = 1000 Kg

=> Trọng lượng thể tích của cả lô hàng = 18 cbm * 1000kg/cmb = 18.000 kg.

  • Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng đó. Ta thấy trọng lượng thể tích lớn hơn (>) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 18.000 kg làm trọng lượng để tính cước cho lô hàng.

Trong vận chuyển đường bộ 

Cũng giống với vận chuyển đường biển và đường hàng không, vận chuyển đường bộ cũng đi so sánh trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng của lô hàng. Giá trị nào lớn hơn, sẽ được lấy làm giá trị để tính cước phí vận chuyển hàng hóa, nhưng lấy hằng số quy ước trọng lượng thể tích của đường bộ là 333kg/cbm.

Tính CBM trong vận chuyển đường bộ
Tính CBM trong vận chuyển đường bộ

Có thể bạn quan tâm:

Ví dụ: 1 lô hàng bao có 10 kiện với các thông số: Kích thước của mỗi kiện là 150x120x150cm, Trọng lượng của mỗi kiện là 500kgs/kiện.

  • Bước 1: Tính tổng trọng lượng của cả lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 500Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 5.000 kg.

  • Bước 2: Tính thể tích của cả lô hàng

Thể tích của một kiện hàng = (150 x 120 x 150)/1000000 = 2,7 cbm (m3)

Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 2,7 (thể tích của 1 kiện hàng) = 27 cbm.

  • Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của cả lô hàng

Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường bộ 1 CBM = 333 Kg nên => Trọng lượng thể tích của cả lô hàng = 27 cbm * 333kg/cmb = 8.991 kg.

  • Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng ta thấy: Trọng lượng thể tích lớn hơn(<) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 8.991 kg làm trọng lượng để tính cước cho lô hàng.

Với các thông tin chi tiết về CBM là gì? Cách quy đổi và cách tính CBM ở bên trên, hy vọng giúp các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này. Nếu có gì chưa rõ về nội dung bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *