So với cầu nâng 1 trụ hoặc 2 trụ thì cấu tạo cầu nâng 4 trụ có khá nhiều khác biệt. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chưa nắm rõ được điều này. Để hiểu thêm về cấu tạo cầu nâng 4 trụ và cách sử dụng cầu nâng 4 trụ, các bạn hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết:
Cấu tạo cầu nâng 4 trụ
Cầu nâng 4 trụ được cấu thành từ những bộ phận như sau:
– Trụ nâng: Cầu nâng dạng này được trang bị 4 trụ nâng đặt cách nhau một khoảng phù hợp với kích thước ô tô. Các trụ nâng sẽ được kết nối với nhau qua các thanh dầm ngang đặt cố định.
– Dây cáp cùng với dây dẫn dầu: Hai bộ phận này được bố trí bên trong thân cầu nâng. Dây cáp được dùng để nâng hạ giàn nâng, còn dây dẫn dầu có chức năng cung cấp dầu cho cầu nâng hoạt động được hiệu quả.
– Mặt bàn nâng: Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với bánh xe, nó đảm nhận nhiệm vụ giữ thăng bằng cho ô tô. Phía trước mặt nâng còn được bố trí thêm tấm chặn bánh xe giúp thao tác đưa xe vào và thoát khỏi cầu được dễ dàng hơn. Ngoài ra, mặt bàn nâng còn được trang bị khả năng điều chỉnh dễ dàng theo yêu cầu của người sử dụng.
– Tấm dẫn lên cầu: Bộ phận này được đặt ngay đầu mặt nâng, giúp ô tô di chuyển lên – xuống dễ dàng và thuận tiện hơn.
– Motor: Đây là bộ phận có vai trò quan trọng nhất, giúp cầu nâng có thể vận hành được ổn định trong suốt quá trình sử dụng. Nếu không có motor, thiết bị sẽ không thể hoạt động được.
– Bảng điều khiển: Bảng điều khiển của cầu nâng 4 trụ gồm các nút, công tắc để giúp người dùng dễ dàng thao tác trong quá trình vận hành giàn nâng.
Bên cạnh những chức năng cơ bản như là nâng – hạ ô tô giống với các loại cầu nâng khác, cầu nâng 4 trụ cho phép người dùng dễ dàng trong quan sát và điều chỉnh góc lái của xe ô tô. Cầu nâng 4 trụ thường được trang bị thêm thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe 3D.
Đây là tính năng khá nổi bật mà không phải thiết bị nào cũng được trang bị, do vậy giá cầu nâng ô tô 4 trụ thường cao hơn những cầu nâng 1 trụ, 2 trụ. Thường giá cầu nâng 4 trụ sẽ từ 55 triệu đồng cho đến hơn 100 triệu đồng.
Cách sử dụng cầu nâng 4 trụ
Nếu đã nắm được cấu tạo cầu nâng 4 trụ, vậy chúng ta sử dụng thiết bị này như thế nào cho hiệu quả?
Trước tiên, các bạn cần hạ giàn nâng xuống thấp hết mức rồi tiến hành dọn dẹp, cất gọn các vật dụng trong khu vực làm việc của cầu nâng.
Sau đó các bạn đưa xe lên khu vực bàn nâng rồi bấm nút khởi động, xe sẽ được nâng lên từ từ khỏi mặt đất. Khi nâng cầu lên được khoảng 15 đến 20cm, hãy bấm nút dừng lại để kiểm tra độ cân bằng tải. Nếu thấy ô tô đã được chống đỡ chắc chắn thì ấn nút điều khiển để xe tiếp tục nâng lên cho đến khi đạt được độ cao phù hợp.
Cuối cùng, bạn nhớ ấn nút khóa hãm để đảm bảo an toàn cho xe ô tô trong quá trình sửa chữa. Khi muốn hạ cầu nâng xuống, cần nâng cầu lên cao để mở khóa an toàn sau đó mới giữ nút điều khiển để hạ từ từ xuống mặt đất.
Lưu ý những gì khi sử dụng cầu nâng xe ô tô 4 trụ?
Xem thêm:
– Chỉ sử dụng cầu nâng 4 trụ trong trọng lượng cho phép mà nhà sản xuất đã khuyến cáo.
– Người làm việc với cầu nâng cần phải là người có kinh nghiệm và đã được đào tạo về chuyên môn để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
– Nên đặt vị trí điều khiển cầu nâng ô tô 4 trụ ở khu vực mà bạn có thể quan sát bao quát cả hệ thống cùng với khu vực hoạt động của thiết bị.
– Vị trí đặt cầu nâng phải hết sức thoải mái, không có vật cản hay là chướng ngại vật nào cản trở không gian của cầu nâng. Nên lắp đặt cầu nâng 4 trụ trong môi trường khép kín, tránh những ảnh hưởng của thời tiết.
– Kiểm tra nền móng cẩn thận trước khi thi công lắp đặt cầu nâng 4 trụ, hố móng đảm bảo sự chắc chắn và bằng phẳng ở các góc độ khác nhau.
– Lắp đặt cầu nâng ô tô 4 trụ cách xa những nơi phát ra nguồn nhiệt lớn hoặc có bức xạ điện từ.
– Nâng xe từ từ đến khi nâng được độ cao khoảng 20cm thì dừng lại và kiểm tra độ cân bằng của xe theo những hướng khác nhau.
– Không sử dụng cầu nâng khi phát hiện ra những tiếng động lạ trong quá trình hoạt động. Hãy kiểm tra nguyên nhân để đưa ra phương án để khắc phục sớm.
– Luôn nhớ ngắt nguồn điện hoàn toàn trước khi bạn tiến hành sửa chữa hay bảo dưỡng xe.
– Cần tiến hành làm vệ sinh sau khoảng thời gian sử dụng, nhất là làm sạch các vết bám dính của dầu lưu lại trên thiết bị.
– Không dùng cầu nâng 4 trụ để nâng người hoặc động vật, không nâng xe nếu như vẫn có người ở bên trong.
Vừa rồi là những chia sẻ về cách sử dụng và cấu tạo cầu nâng 4 trụ để các bạn có thể tham khảo khi làm việc với thiết bị này. Hi vọng nội dung này sẽ hữu ích cho quý vị độc giả. Đừng quên đón đọc những tin tức thú vị khác trên muasieunhanh.com nhé.