Những câu đố dân gian về ngày Tết, con vật, đồ vật, trò chơi dân gian cực hay sẽ giúp cho các bạn kích thích, phát triển trí não và giải trí sau nhưng giờ học tập và làm việc căng thẳng. Cùng cập nhật 1350 câu đố dân gian Việt Nam có đáp án dưới đây của muasieunhanh.com để các bạn thử sức trí tuệ với bạn bè và người thân nhé!
Nội Dung Bài Viết:
Những câu đố vui dân gian hài hước, hại não
Dưới đây là những câu đố dân gian có đáp án dành cho các bé:
Câu 1: Lịch nào dài nhất? Đáp án: Lịch sử.
Câu 2: Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì? Đáp án: Nướng bắp ngô.
Câu 3: Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết? Đáp án: Bà đó là bò đá – bò đá bả chết, bả bay là bảy ba – bà ấy chết năm bà ấy 73 tuổi!
Câu 4: Con gì ăn lửa với nước than? Đáp án: Đó là con tàu.
Câu 5: Con đường dài nhất là đường nào? Đáp án: Đường đời.
Câu 6: Con kiến bò lên tai con voi, nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết? Đáp án: Nói là em đã có thai với anh rồi!
Câu 7: Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi? Đáp án: Than.
Câu 8: Đi thì đứng đứng thì ngã. Đáp án: Xe đạp
Câu 9: Con gì đập thì sống, không đập thì chết? Đáp án: Con tim.
Câu 10: Nắng ba năm tôi không bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi là cái gì? Đáp án: Đó là cái bóng của mình.
Câu 11: Cổ gì dài nhất? Đáp án: Cổ xưa.
Câu 12: Trên nhấp dưới giật là đang làm gì? Đáp án: Đó là đang câu cá.
Câu 13: 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt? Đáp án: 4 con.
Câu 14: Cái gì giúp bạn nhìn thẳng qua tường nhà? Đáp án: Cửa sổ
Câu 15: Xã đông nhất là xã nào? Đáp án: Xã hội.
Câu 16: Tay cầm cục thịt nắn nắn, tay vỗ mông là đang làm gì? Đáp án: Đó là bà mẹ đang cho con bú.
Câu 17: Con gì đầu dê mình ốc? Đáp án: Con dốc.
Câu 18: Cái gì chặt không đứt, bứt không rời, phơi không khô, đốt không cháy? Đáp án: Nước.
Câu 19: Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao, đào chẳng thấy, lấy chẳng được? Đáp án: Đó là mặt trăng.
Câu 20: Cái gì không đào mà sâu? Đáp án: Biển.
Câu 21: Con trai và đàn ong có điểm gì khác nhau? Đáp án: Con trai là con vật sống dưới nước, còn đàn ông sống trên cây!
Câu 22: Có 1 bà không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà không chết. Tại sao? Đáp án: Bà đi tàu ngầm.
Câu 23: Cái gì trong trắng ngoài xanh, trồng đậu trồng hành rồi thả heo vào? Đáp án: Bánh chưng.
Câu 25: Cắm vào run rẩy toàn thân/ Rút ra nước chảy từ chân xuống sàn/ Hỡi chàng công tử giàu sang/ Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra là cái gì? Đáp án: Đó là cái tủ lạnh!
Câu 26: Cái gì bạn không mượn mà trả? Đáp án: Lời cảm ơn.
Câu 27: Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng? Đáp án: Bàn chân.
Câu 28: Chuột nào đi bằng hai chân? Đáp án: Chuột Mickey.
Câu 29: Ở Việt Nam, rồng bay ở đâu và đáp ở đâu? Đáp án: Rồng bay ở Thăng Long và đáp ở Hạ Long!
Câu 30: Vịt nào đi bằng hai chân? Đáp án: Tất cả các con vịt, trừ vịt bị què.
Câu 31: Con trai có gì quý nhất? Đáp án: Ngọc trai.
Câu 32: Trên đồng cỏ có 6 con bò, đếm đi đếm lại chỉ có 12 cái chân. Câu hỏi tại sao? Đáp án: Con bò này cưỡi lên lưng con bò theo vòng tròn nên mỗi con chỉ có 2 chân!
Câu 33: Từ gì mà 100% nguời dân Việt Nam đều phát âm sai? Đáp án: Từ “Sai”.
Câu 34: Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài? Đáp án: Dùng ống hút.
Câu 35: Cái gì dài như trái chuối, cầm 1 lúc thì nó chảy nước ra? Đáp án: Que kem.
Câu 36: Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt? Đáp án: Nhắm cả hai mắt thì không nhìn thấy mục tiêu bắn.
Câu 37: Cái gì tay trái cầm được còn tay phải cầm không được? Đáp án: Tay phải.
Câu 38: Cái gì người mua biết, người bán biết, người xài không bao giờ biết? Đáp án: Quan tài.
Câu 39: 30 chia 1/2 và cộng thêm 10, bằng bao nhiêu? Đáp án: Bằng 70.
Câu 40: Sở thú bị cháy, con gì chạy ra đầu tiên? Đáp án: Con người.
Câu 41: Hai người đào trong hai giờ thì được một cái hố. Vậy hỏi một người đào trong một giờ thì được mấy cái hố? Đáp án: 1 cái hố.
Câu 42: Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2 bạn sẽ đứng thứ mấy? Đáp án: Thứ 2.
Câu 43: Tại sao con chó không cắn được đuôi của mình? Đáp án: Đuôi chó không đủ dài.
Câu 44: Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà? Đáp án: Gà mái và gà con.
Câu 45: Vua hôn gọi là gì? Đáp án: Hoàng hôn.
Câu 46: Tại sao sư tử ăn thịt sống? Đáp án: Không biết nấu chín.
Câu 47: Làm sao để cái cân tự cân chính nó? Đáp án: Lật ngược cái cân lại.
Câu 48: Ai có nhà di động đầu tiên? Đáp án: Rùa và ốc sên.
Câu 49: Hãy chứng minh 4 : 3 = 2? Đáp án: 4 : 3 có nghĩa là tứ chia tam, đọc ngược lại là tám chia tư là 8 : 4 = 2
Câu 50: Tháng nào ngắn nhất trong năm? Đáp án: Tháng ba, tháng tư.
Những câu đố vui dân gian về con vật
Câu 1. Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài chạy nhanh?
=> Đáp án: Con thỏ
Câu 2. Con gì ăn cỏ
Đầu có 2 sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi?
=> Đáp án: Con trâu
Câu 3. Con gì kêu “Vít, Vít”
Theo mẹ ra bờ ao
Chẳng khác mẹ tí nào
Cũng lạch bà, lạch bạch.
=> Đáp án: Con vịt con
Câu 4. Thường nằm đầu hè
Giữ cho nhà chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng?
=> Đáp án: Con chó
Câu 5. Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò?
=> Đáp án: Con lợn (con heo)
Câu 6. Con gì bơi giỏi chạy nhanh
Ở cùng với chủ, trung thành siêng năng
Khi cứu nạn, lúc đi săn
Khi ra trận mạc, lúc chăn dê cừu.
=> Đáp án: Con chó.
Câu 7. Con gì chẳng quản khó khăn
Giúp ta cày cấy quanh năm làm mùa?
=> Đáp án: Con trâu.
Câu 8. Đầu rồng đuôi phụng cánh tiên/ Ngày năm bảy vợ, tối ngủ riêng một mình.
=> Đáp án: Con gà trống
Câu 9. Con gì chân ngắn. Mà lại có màng. Mỏ bẹt màu vàng. Hay kêu cạp cạp?
=> Đáp án: Con vịt
Câu 10. Vừa bằng quả ổi, khi nổi khi chìm? Là con gì?
=> Đáp án: Con ốc
Câu 11. Con gì mào đỏ, gáy ò ó o …/ Sáng sớm tinh mơ, gọi người thức dậy?
=> Đáp án: Con gà trống
Câu 12. Con gì đôi cánh mỏng tanh, bay cao bay thấp báo rằng nắng mưa?
=> Đáp án: Con chuồn chuồn
Câu 13. Con gì ăn no, bụng to mắt híp, mồm kêu ụt ịt, nằm thở phì phò?
=> Đáp án: Con heo (con lợn)
Câu 14. Vừa ở dưới nước. Đã nhảy lên bờ. Tiếng kêu như sấm. Những ngày đổ mưa?
=> Đáp án: Con ếch
Câu 15. Con chi nho nhỏ mà khôn.
Xây nhà âm phủ rào đồn dân gian?
=> Đáp án: Con kiến
Câu đố dân gian Việt Nam về ngày Tết
Câu 1: Khoảnh khắc từ năm cũ chuyển tiếp sang năm mới được gọi là gì? Đáp án: Giao thừa
Câu 2: Loài hoa tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc là hoa gì? Loài hoa tượng trưng cho mùa xuân miền Nam là hoa gì? Đáp án: Hoa đào (miền Bắc), hoa mai (miền Nam)
Câu 3: Tên của ba vị thần đại diện cho hạnh phúc, phú quý và sức khỏe? Đáp án: Phúc – Lộc – Thọ
Câu 4: Theo truyền thuyết dân gian, ngày 23 tháng Chạp ông Táo sẽ về trời bằng gì? Đáp án: ông Táo cưỡi cá chép về trời
Câu 5: Tháng 12 Âm lịch thường được gọi là gì? Đáp án: Tháng Chạp
Câu 6: Tháng 1 Âm lịch thường được gọi là tháng …..Đáp án: Tháng Giêng
Câu 7: Đêm giao thừa thường bắn một loại pháo, tên loại pháo đó là gì? Đáp án: Pháo hoa
Câu 8: Ngày Tết người lớn thường tặng gì cho các em nhỏ? Đáp án: Phong bao lì xì
Câu 9: Ngày đầu tiên của năm mới, vị khách đầu tiên tới chúc Tết được gọi là gì? Đáp án: Người xông đất/ người xông nhà
Câu 10: Loại lá thường được sử dụng để gói bánh chưng là lá gì? Đáp án: Lá dong
Những câu đố dân gian về các loại quả
Câu 1: Quả gì tên gọi như hoa
Thu về chín đỏ như sơn son?
Đáp án: Quả hồng
Câu 2: Có mùi, có khía vàng au
Chim khôn ăn quả hẹn sau trả vàng.
Là quả gì?
Đáp án: Quả khế
Câu 3: Quả gì giống chiếc chuông con
Trắng, xanh, phớt đỏ, ăn cùi giòn tan ?
Đáp án: Quả roi hay quả mận
Câu 4: Da xanh ngăn ngắt
Nổi tiếng chua ngoa
Nhiều người vẫn quý bảo là thơm ngon?
Đáp án: Quả chanh
Câu 5: Hoa mỏng manh sắc tím tươi
Trái chín gần mọng ven đồi gần xa.
Đáp án: Quả Sim
Câu 6: Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức, cả nhà muốn ăn
Là quả gì?
Đáp án: Quả mít
Câu 7: Tên nghe chẳng thiếu chẳng thừa
Ăn vào vừa bổ lại vừa ngọt thơm
Là quả gì?
Đáp án: Quả đu đủ
Câu 8: Trăm con mắt nhỏ quanh mình
Tóc xanh tua tủa dáng hình lưỡi gươm
Là quả gì?
Đáp án: Quả dứa hay trái thơm
Câu 9: Quả gì vỏ nhẵn, mập tròn
Ruột căng bầu sữa, thơm ngon, ngọt ngào ?
Đáp án: Quả vú sữa
Câu 10: Quả gì như những đèn lồng
Chua chua, nho nhỏ, treo trong vườn nhà?
Đáp án: Quả nhót
Câu 11: Quả, lá chua nhưng chẳng ngoa
Tên nghe xấu xa, viết ra xấu.
Đáp án: Quả sấu.
Câu 12: Quả gì nghèo xác, nghèo xơ thân già?
Đáp án: Quả mướp
Câu 13: Quả gì lè lưỡi thít tha chua lè?
Đáp án: Quả me
Câu 14: Quả gì tên sắt thép đây họ hàng?
Đáp án: Dưa gang
Câu 15: Hoa vàng mà kết quả xanh
Quả xanh, ruột trắng lại sinh hạt vàng. – Là quả gì?
Đáp án: Bí đao
Những câu đố dân gian về đồ vật
Câu 1. Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường?
Là cây gì?
Đáp án: Cây phượng
Câu 2. Bằng cái hạt cây
Ba gian nhà đầy còn tràn ra sân?
Là cái gì?
Đáp án: Đèn dầu
Câu 3. Hạt gieo tới tấp.
Rải đều khắp ruộng đồng.
Những hạt gieo chẳng nảy mầm.
Để bao hạt khác mừng thầm mọc xanh.
Đáp án: Hạt mưa
Câu 4. Con gì có thịt không xương. Đằm trong nắng dãi, mưa tuôn chẳng nề.
Hiên ngang độ sức thủy tề.
Giữ cho đồng ruộng bốn bề xanh tươi.
Đáp án: Con đê
Câu 5. Thân em xưa ở bụi tre.
Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra.
Đáp án: Cây quạt giấy
Câu 6. Anh ngồi đâu em cũng ngồi hầu
Yêu em anh mới mớm trầu cho em
Đáp án: Cái ống nhổ
Câu 7. Ao tròn vành vạnh
Nước lạnh như tiền
Con gái như tiên
Trần mình xuống lội
Đáp án: Bánh trôi
Câu 8. Bằng cái đĩa, xỉa xuống ao
Ba mai chín cuốc mà đào không lên
Đáp án: Bóng mặt trăng mặt trời
Câu 9. Dong dỏng ba bốn thước dài
Đầu đeo cái mỏ , bụng gài then ngang
Bốn chân em đứng sẵn sàng
Nằm ra cho chắc để chàng đạp đuôi .
Đáp án: Cái cối để xay gạo
Câu 10. Cái dạng quan anh xấu lạ lùng
Khom lưng uốn gối cả đời cong
Lưỡi to ra sức mà ăn khoét
Đành phải theo đuôi có thẹn không?
Đáp án: Cái cày
Các câu đố trong văn học dân gian Việt Nam
Những câu đố văn học dân gian Việt Nam luôn khiến nhiều người rối trí và không biết trả lời như thế nào cho đúng. Dưới đây là các câu đố văn học dân gian mà muasieunhanh.com đã tổng hợp
Câu 1. Người khởi nguồn hội Tao Đàn? Đáp án: Tản Đà.
Câu 2. Tác giả bút ký “Hà Nội 36 phố phường”? Đáp án: Thạch Lam.
Câu 3. Bài thơ được coi là “Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của tổ quốc ta do ai viết? Đáp án: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được coi là của Lý Thường Kiệt.
Câu 4. Vị vua nào đã làm hai câu thơ: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá. Non sông ngàn thuở vững âu vàng”? Đáp án: Vua Trần Nhân Tông làm trong lễ mừng thắng trận cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ III.
Câu 5. “Người ta tạo ra vận mệnh chứ không phải vận mệnh tạo ra con người” là câu nói nổi tiếng của ai? Đáp án: Lê Quý Đôn.
Câu 6. “Vân Đài loại ngữ”, bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam được biên soạn bởi? Đáp án: Lê Quý Đôn.
Câu 7. Nhà thơ … đã ví: “Thân em như quả mít trên cây”? Đáp án: Hồ Xuân Hương.
Câu 8. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã mượn hình ảnh loài hoa nào để miêu tả nàng Kiều? Đáp án: Hoa hải đường.
Câu 9. Thúy Kiều mang họ gì? Đáp án: Vương.
Câu 10. Khi gặp Thúy Kiều thì Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều cái gì? Đáp án: Khăn hồng.
Câu 11. Em dâu của Thúy Kiều mang họ gì? Đáp án: Họ Trung.
Câu 12. Trong “Truyện Kiều”, khi Kiều tiễn Thúc Sinh hình ảnh vầng trăng có sự thay đổi gì? Đáp án: Bị xẻ làm đôi (Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường).
Câu 13. “Truyện Kiều” viết bằng loại chữ gì? Đáp án: Chữ Nôm.
Câu 14. “Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
Là nói tới mùa nào, qua đôi mắt của ai?
Đáp án: Mùa thu qua con mắt Thúc Sinh.
Câu 15. Cuốn sách đầu tiên Nguyễn Trãi viết dùng để dạy vua có tên là gì? Đáp án: Dư địa chí.
Câu 16. Ai đã thay vua Quang Trung viết“Chiếu khuyến học”? Đáp án: Ngô Thì Nhậm.
Câu 17. “Ai tư vãn” là tác phẩm công chúa Ngọc Hân khóc cho ai? Đáp án: Người anh hùng áo vải Quang Trung.
Câu 18. Tác giả “Đại Việt sử ký”? Đáp án: Lê Văn Hưu.
Câu 19. Tác giả “Đại Việt sử ký toàn thư”? Đáp án: Ngô Sĩ Liên.
Câu 20. Người phụ nữ trong ca dao xuất hiện dưới hình tượng loại cá này? Đáp án: Cá bống.
Những câu đố mẹo dân gian Việt Nam khó kèm đáp án
Câu 1: Khi nào 5 + 7 = 1 Đáp án: Khi 5 tháng cộng 7 tháng (1 năm)
Câu 2: Chim gì không biết bay không biết đi? Đáp án: Chim đồ chơi
Câu 3: Con gì sinh ra đã ồn ào? Đáp án: Con la
Câu 4: Biển nào nhỏ nhất? Đáp án: Biển số xe
Xem thêm:
Câu 5: Chim nào thích dùng ngón tay tác động vật lý? Đáp án: Chim Cốc
Câu 6: Ăn gì mà càng ăn càng ốm? Đáp án: Ăn kiêng
Câu 7: Cà gì không ăn được? Đáp án: Cà lăm
Câu 8: Ăn gì không cần nhai? Đáp án: Ăn đấm
Câu 9: Sông gì không có nước? Đáp án: Sông Ngân Hà
Câu 10: Cá nào biết khóc Đáp án: Cá sấu
Câu 11: Cái gì phải bị phá vỡ trước khi bạn có thể sử dụng nó? Đáp án: quả trứng
Câu 12: Tôi cao khi tôi còn trẻ, và tôi thấp khi tôi già. Tôi là ai? Đáp án: Ngọn nến
Câu 13: Bạn có thể giữ được gì sau khi cho ai đó? Đáp án: Lời của bạn
Câu 14: Điều gì luôn ở trước mặt bạn nhưng không thể nhìn thấy? Đáp án: Tương lai
Câu 15: Điều gì đi lên nhưng không bao giờ đi xuống? Đáp án: Tuổi của bạn
Vì sao người ta hay tìm kiếm câu đố dân gian?
Câu đố dân gian được coi là sản phẩm văn hóa tinh thần của người Việt Nam, được giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước đây, những câu đố dân gian bắt nguồn từ những người thích gieo vần, đối đáp về cuộc sống, xuất hiện nhiều nhất ở trong hát đối giao duyên, hát Quan họ.
Thay vì hỏi trực tiếp, nhiều người đã lựa chọn cách gieo vần cho câu vè, câu thơ, câu hát giúp cho câu đối trở nên thú vị, hài hước và dễ nhớ hơn. Các câu đố dân gian Việt Nam rất đa dạng có thể về đồ vật, con vật, mẹo hay, ngày Tết hay trò chơi dân gian,…
Kho tàng câu đố dân gian rất đa dạng và phong phú nên được nhiều người yêu thích, khám phá. Việc thường xuyên tiếp cận, giải đáp câu đố dân gian vui sẽ giúp các bạn phát triển tư duy, biết cách phán đoán, suy luận, tăng sự nhạy bén cùng khả năng quan sát, có thêm kiến thức mới. Bên cạnh đó, những câu đố trong tuyển tập câu đố dân gian còn là cách giải trí lành mạnh cho tất cả mọi người nhất là các bạn nhỏ.
Muasieunhanh đã tổng hợp những câu đố dân gian Việt Nam hài hước, hay nhất hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để cập nhật cũng như tìm hiểu thêm các bài viết khác hay và thú vị hơn hãy thường xuyên truy cập muasieunhanh.com nhé.