Bảng đơn vị đo thể tích là phần quan trọng trong hệ thống đo lường, dùng để đo khối lượng chất lỏng, chất rắn trong không gian ba chiều. Việc hiểu và sử dụng các đơn vị đo thể tích này rất quan trọng trong cuộc sống.Cùng muasieunhanh.com khám phá và nắm những kiến thức về các đơn vị đo thể tích qua nội dung dưới đây.
Nội Dung Bài Viết:
Giới thiệu về đơn vị đo thể tích
Thể tích là gì?
Trước tiên chúng ta cần hiểu thể tích là gì? Đây là một khái niệm trong vật lý, thể tích dùng để đo lường khối lượng của một vật chất nào đó trong ba chiều, thể hiện khả năng chứa đựng của một không gian hay một đối tượng.
Đơn vị đo thể tích là gì?
Đơn vị đo thể tích là đơn vị được dùng để đo lường khối lượng của một vật chất trong ba chiều, thường gồm: chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Nó được sử dụng để đo lường khả năng chứa đựng của một không gian hay một đối tượng hoặc khối lượng của một chất lỏng/chất rắn nào đó.
Có nhiều đơn vị đo thể tích được sử dụng trong hệ thống đo lường quốc tế và trong các hệ thống đo lường địa phương khác nhau trên toàn thế giới. Ví dụ, đơn vị đo thể tích thông dụng trong hệ thống đo lường quốc thế là: mililit (ml), lít (l) và mét khối (m³). Đơn vị đo thể tích trong hệ thống đo lường Anh Mỹ gồm: gallon (gal), quart (qt), pint (pt), và ounce (oz).
Bảng đơn vị đo thể tích
Dưới đây là bảng đơn vị đo thể tích phổ biến ở Việt Nam, được thiết lập dựa trên quy tắc từ lớn đến bé và được đưa ra theo chiều từ trái sang phải. Đặc biệt, mét khối được xác định là đơn vị đo trung tâm để có thể quy đổi sang các đơn vị khác và ngược lại.
Có thể bạn quan tâm:
Cách quy đổi các đơn vị đo thể tích chi tiết
Khi thực hiện việc quy đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ liền ta, ta chỉ việc nhân số đó với 1000. Chẳng hạn như: 1km3 = 1000hm3; 1dam3 = 1000dam3.
Ngược lại, khi cần đổi đơn vị thể tích từ bé sang lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 1000. Chẳng hạn như: 3000cm3 = 3dm3; 1000dm3 = 1m3.
Tóm lại, mỗi đơn vị đo thể tích liền kề nhau thì hơn hoặc kém nhau 1000 lần. Ngoài ra, dưới đây sẽ là một số công thức quy đổi có liên quan đến đơn vị đo thể tích để các bạn nắm rõ hơn.
1 lít bằng bao nhiêu ml?
Áp dụng công thức: n(l) = 1000.n(ml)
Khi cần tính toán, ta chỉ cần thay n bằng một số thực tế để tìm được đáp án chính xác. Ví dụ: 5(l) = 5000(ml).
1 lít bằng bao nhiêu cm3, dm3, m3, cc?
Dựa vào hệ đo lường tiêu chuẩn quốc tế, ta biết rằng: 1 lít = 1000cm3 => 1cm3 = 0,001 lít.
- 1 lít = 1dm3.
- 1 lít = 0,001m3, 1m3 = 1000 lít.
- 1 lít = 1000cc, 1cc = 0,001 lít.
Cách quy đổi đơn vị thể tích sang khối lượng
Khối lượng của một chất lỏng được xác định dựa trên khối lượng riêng của chất đó. Ta có công thức sau: D = m/V => m = D.V
Trong đó:
- D: Khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3).
- m: Khối lượng chất lỏng (kg).
- V: Thể tích chất lỏng (m3).
Ứng dụng đơn vị đo thể tích vào trong học tập và cuộc sống
Trên thực tế, việc nắm rõ cách quy đổi đơn vị đo thể tích sẽ giúp chúng ta tính được thể tích của chất lỏng tương ứng. Điều này được ứng dụng rất nhiều trong vật lý, từ đó ta có công thức tính thể tích của chất lỏng dựa trên khối lượng của vật chia cho khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó.
Hay để tính thể tích của chất rắn trong toán học, chúng ta có công thức tính thể tích các hình hộp chữ nhật, thể tích hình cầu, thể tích hình lập phương, thể tích hình lăng trụ đứng,…. Chính các công thức này giúp các em học sinh có thể ứng dụng vào việc tính thể tích của những đồ dùng xung quanh chẳng hạn như: thể tích hộp phấn bảng hình chữ nhật, thể tích hộp sữa, thể tích cái bể, thể tích quả bóng,….
Ngoài ra, trong đời sống thực tế hiện nay ở nhiều lĩnh vực như là: thủy điện, nghiên cứu khoa học, sinh học,… thì đều ứng dụng đơn vị đo thể tích để có thể tính toán một cách chính xác nhất.
Như vậy, trên đây là những thông tin về bảng đơn vị đo thể tích cùng cách quy đổi đơn vị đo thể tích chi tiết mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý bạn đọc. Mong rằng bài viết đã giúp bạn củng cố vững kiến thức về hệ thống các đơn vị đo thể tích. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: